Hoãn phiên tòa và tạm ngừng phiên tòa là hai thuật ngữ được sử dụng trong Bộ luật tố tụng dân sự. Trong nhiều trường hợp còn gây nhầm lẫn nên việc phân biệt hai thuật ngữ này vô cùng quan trọng trong hoạt động tố tụng. Vậy hoãn phiên tòa là gì? Phân biệt hoãn phiên tòa và tạm ngừng phiên tòa?
Mục lục bài viết
1. Hoãn phiên tòa là gì?
Hoãn phiên tòa được hiểu là việc không tiến hành xét xử vì một số lý do nhằm đảm bảo việc xét xử được khách quan, công bằng. Việc hoàn phiên tòa này chỉ trong một thời gian nhất định, sau khoảng thời gian đó sẽ tiến hành xét xử.
2. Tạm ngừng phiên tòa là gì?
Tạm ngừng phiên tòa được hiểu là việc vì một số lý do đặc biệt mà vụ án đang được xét xử không tiếp tục xét xử trong một thời hạn nữa. Nhưng dấu hiệu phân biệt:
Thứ nhất: Căn cứ phát sinh
Tạm ngừng phiên tòa xét xử sơ thẩm (Khoản 1 Điều 259 BLTTDS 2015 : phát sinh khi xảy ra các trường hợp sau:
a) Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người tiến hành tố tụng;
b) Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, trừ trường hợp người tham gia tố tụng có yêu cầu xét xử vắng mặt;
c) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà nếu không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa;
d) Chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại;
đ) Các đương sự thống nhất đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để họ tự hòa giải;
e) Cần phải báo cáo Chánh án Tòa án để đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 221 của
Xét xử phúc thẩm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 304 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì việc tạm ngừng phiên toà xét xử phúc thẩm được thực hiện theo như thủ tục xét xét sơ thẩm.
Thứ hai: Thời hạn
Việc tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản của phiên tòa. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa thực hiện là không quá 01 tháng, kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Khi hết thời hạn này, nếu lý do để ngừng phiên tòa không còn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa;
Trường hợp lý do để ngừng phiên tòa chưa được khắc phục thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Hội đồng xét xử phải
3. Quy định hoãn phiên tòa trong tố tụng dân sự:
Căn cứ hoãn phiên toà sơ thẩm (Khoản 1 Điều 233 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)
Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Nội dung của quyết định hoãn phiên tòa sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án và họ, tên những người tiến hành tố tụng;
c) Vụ án được đưa ra xét xử;
d) Lý do của việc hoãn phiên tòa;
đ) Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.
Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ toạ phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên và thông báo công khai tại phiên tòa; đối với người vắng mặt thì Tòa án gửi ngay cho họ quyết định đó, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Trường hợp sau khi hoãn phiên tòa mà Tòa án không thể mở lại phiên tòa đúng thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa ghi trong quyết định hoãn phiên tòa thì Tòa án phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng về thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.
Hoãn phiên toà phúc thẩm (căn cứ Điều 296
Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm.
Người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của người đó, trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ
Trường hợp người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.
Trường hợp có nhiều người kháng cáo, trong đó có người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt nhưng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì coi như người đó từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Trong phần quyết định của bản án, Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt đó.
Người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị và những người tham gia tố tụng khác đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.
Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 233 của Bộ luật tố tụng dân sự.
4. Phân biệt tạm ngừng phiên toà và hoãn phiên toà:
Tiêu chí | Hoãn phiên tòa | Tạm ngừng phiên tòa |
Khái niệm | Hoãn phiên tòa được hiểu là việc không tiến hành xét xử vì một số lý do nhằm đảm bảo việc xét xử được khách quan, công bằng. Việc hoàn phiên tòa này chỉ trong một thời gian nhất định, sau khoảng thời gian đó sẽ tiến hành xét xử. | Tạm ngừng phiên tòa được hiểu là việc vì một số lý do đặc biệt mà vụ án đang được xét xử không tiếp tục xét xử trong một thời hạn nữa |
Thời điểm | Phát sinh vào thời điểm trước khi diễn ra phiê toà sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Toà án chỉ có thể hoãn phiên toà khi biết được đương sự hoặc các bên liên quan không có mặt tại phiên toà | Phát sinh vào thời điểm phiên toà đang được xét xử |
Căn cứ phát sinh | Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (Khoản 1 Điều 233 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015) m định vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa.
Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
| Căn cứ theo Khoản 1 Điều 259 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa khi có một trong các căn cứ
Điều 304 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 |
Hình thức | Hoãn phiên tòa phải được thực hiện bằng một quyết định bằng văn bản. Trong đó phải thể hiện đầy đủ các nội dung như ngày tháng năm ra quyết định, họ tên thành phần những người tiến hành tố tụng, lý do của việc hoãn phiên tòa, thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa. | Ghi vào biên bản phiên tòa mà không cần phải ra một văn bản riêng và phải thông báo cho những người tham gia tố tụng biết |
Thời hạn | Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.Quyết định hoãn phiên tòa phải nêu rõ thời gian, địa điểm mở phiên tòa. Trường hợp sau khi hoãn phiên tòa mà Tòa án không thể mở lại phiên tòa đúng thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa ghi trong quyết định hoãn phiên tòa thì Tòa án phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng về thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa. _ Điều 233 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 | Thời hạn tạm ngừng phiên tòa là không quá 01 tháng, kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa.Hết thời hạn này, nếu lý do để ngừng phiên tòa không còn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa; nếu lý do để ngừng phiên tòa chưa được khắc phục thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Hội đồng xét xử phải thông báo bằng văn bản cho những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian tiếp tục phiên tòa. _ Khoản 2 Điều 259 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 |