Phân biệt hòa giải và tự thỏa thuận trong tố tụng dân sự. Hòa giải là hoạt động do tòa án tiến hành. Tự thỏa thuận là do các bên tự tiến hành.
Về khái niệm:
Hòa giải là hoạt động do
Vai trò của tòa án trong hòa giải và tự thỏa thuận trong tố tụng dân sự: Ở hòa giải, tòa án có vai trò quan trọng trong việc tổ chức hòa giải, xác địn thời gian, địa điểm, thành phần và nội dung hòa giải; tòa án là người giải thích pháp luật ở nội dung tranh chấp để giúp các đương sự thỏa thuận với nhau. Ở tự thỏa thuận thì không có vai trò của tòa án, các đương sự tự thực hiện quyền tự định đoạt của mình.
Thời điểm tiến hành: Hòa giả chỉ diễn ra ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Tự thỏa thuận diễn ra ở bất kì thời điểm nào của quá trình tố tụng. Mỗi thời điểm khác nhau được áp dụng một quy định khác nhau của pháp luật để giải quyết.
Tính chất: Hòa giải mang tính chất bắt buộc theo quy định tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004:
“Toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”.
Tự thỏa thuận mang tính chất tùy thuộc vào sự thiện chí của các đương sự nên không mang tính chất bắt buộc.
Thủ tục tiến hành:
Hòa giải có ba trường hợp đó là hòa giải thành, hòa giải không thành và hòa giải thành một phần. Đối với hòa giải thành tòa án áp dụng Điều 187, Điều 188 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Đối với hòa giải không thành thì tòa án sẽ tiến hành giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục tố tụng chung. Đối với hòa giải thành một phần tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm phần không hòa giải được.
Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự:
“1. Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Toà án phân công ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, Toà án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
>>> Luật sư
3. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 184 của Bộ luật này mà các đương sự có mặt thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thoả thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trong trường hợp thoả thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thoả thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hoà giải đồng ý bằng văn bản.”
Điều 188 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định hiệu lực quyết định công nhận sự thỏa thuận như sau:
“1. Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
2. Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thoả thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
Đối với tự thỏa thuận có hai trường hợp xảy ra. Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 thì các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu tòa án tiếp tục giải quyết. Trường hợp hai các đương sự yêu cầu tòa án công nhận thỏa thuận.