Phân biệt hòa giải thành và tự thỏa thuận? Quy định về hòa giải trong quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
2. Luật sư tư vấn:
Hòa giải và thỏa thuận là hai nguyên tắc chủ yếu và quan trọng trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Hai nguyên tắc này đều làm cho các chủ thể hiểu nhau hơn, không mất thời gian và tiền bạc để theo đuổi tranh tụng. Do hậu quả pháp lý của hai hình thức này giống nhau như vậy nên việc phân biệt đôi khi có sự nhầm lẫn. Vì thế, cần phải hiểu rõ khái niệm và tính chất riêng của từng hình thức.
Hòa giải được hiểu là việc các bên đàm phán, bày tỏ ý kiến của mình với nhau thông qua bên thứ ba. Còn thỏa thuận là việc các bên trực tiếp nói chuyện với nhau.
Hòa giải thành và tự thỏa thuận có hậu quả pháp lý giống nhau. Đó là hai bên đều đạt được việc thỏa thuận đối với bên kia và đều được Tòa án công nhận.
Tự thỏa thuận và hòa giải thành được phân biệt dưới một số dấu hiệu sau:
Thứ nhất, thời điểm tiến hành và phạm vi thỏa thuận.
+ Hòa giải thành: hòa giải được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử trước khi Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Khi hai bên thỏa thuận được với nhau thì đó được coi là việc hòa giải thành. Việc hòa giải chỉ tiến hành trong phạm vi những vấn đề liên quan đến giải quyết vụ án.
+ Tự thỏa thuận: các bên có thể thỏa thuận bất cứ thời điểm nào trước quá trình xét xử hay trong quá trình xét xử. Các bên có thể thỏa thuận rộng hơn so với hòa giải. Theo đó nội dung thỏa thuận có thể là nơi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, về việc giải quyết vụ án hay về án phí.
Thứ hai, thủ tục tiến hành:
+ Hòa giải thành: Để có thể hòa giải thành đúng pháp luật thì các bên thực hiện thủ tục hòa giải dưới sự hướng dẫn của Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải và tuân thủ nguyên tắc sau:
– Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình;
– Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.(khoản 2 Điều 180 Bộ luật tố tụng dân sự 2004).
+Tự thỏa thuận: các bên trực tiếp thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không bên nào ép buộc bên nào.
Thứ ba, đối với việc hạn chế thỏa thuận.
+ Hòa giải được thực hiện trong quá trình chuẩn bị xét xử trong hầu hết các trường hợp trừ các trường hợp không được hòa giải và không hòa giải được theo Điều 181, 182 Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
+ Tự thỏa thuận: Các bên được thỏa thuận trong mọi trường hợp và phải tuyên theo các nguyên tắc tự do, tự nguyện khi thỏa thuận.
Thứ tư, kết quả thỏa thuận.
+ Kết quả hòa giải thành là Tòa án lập biên bản công nhận kết quả thỏa thuận của hai bên.
+ Tự thỏa thuận: Với từng giai đoạn sẽ có kết quả khác nhau.
– Tự thỏa thuận về việc lựa chọn Tòa án giải quyết thì Tòa án do các bên thỏa thuận sẽ có quyền giải quyết vụ việc đó. Trường hợp này thỏa thuận các bên phải lâp thành văn bản.
– Tự thỏa thuận sau thời điểm thụ lý vụ án, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết trong trường hợp các bên tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án. (điểm đ khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2004).
Thứ năm, thời hạn có hiệu lực của thỏa thuận.
>>> Luật sư
Hòa giải thành: Có hiệu lực sau 7 ngày kể từ ngày
Tự thỏa thuận: Có hiệu lực ngay sau khi các bên thỏa thuận được với nhau và thông báo với Tòa án.