Chiết khấu thương mại và khuyến mại đều là hình thức đem lại nhiều quyền lợi cho người tiêu dùng, là chế định quan trọng trong luật thương mại, tuy nhiên đây là hai chế định hoàn toàn khác nhau, nhiều người vẫn nhầm lẫn. Có thể phân biệt hình thức chiết khấu thương mại và khuyến mại thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Phân biệt hình thức chiết khấu thương mại và khuyến mại:
Chiết khấu thương mại và khuyến mại là hai chế định pháp luật hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này, khi nhiều người cho rằng chiết khấu thương mại cũng là một trong những hình thức khuyến mại. Tuy nhiên cần phải hiểu, chiết khấu thương mại là các khoản chiết khấu mà doanh nghiệp, công ty bán giảm giá niềm ít cho các khách hàng tiêu dùng của mình khi khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Chiết khấu thương mại được xem là sự thoả thuận giữa người mua và người bán, sự thỏa thuận này được thể hiện thông qua hợp đồng mà các bên đã ký kết. Cần phải phân biệt chiết khấu thương mại và khuyến mại, quá trình phân biệt đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Nhìn chung, chiết khấu thương mại là khoản tiền người bán giảm tiền cho người mua thanh toán tiền trước thời hạn với số lượng lớn nhằm khuyến khích người mua thanh toán càng sớm càng tốt. Trong khi đó, thương mại lại là hoạt động xúc tiến thương mại của các thương nhân hướng tới mục tiêu thúc đẩy việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng của mình nhiều lợi ích nhất định. Có thể phân biệt hình thức chiết khấu thương mại và khuyến mại thông qua một số tiêu chí như sau:
Chiết khấu thương mại | Khuyến mại |
Do người bán bán với số lượng lớn, vì vậy người bán nên giảm một số chi phí cho người mua để thúc đẩy người mua mua hàng như chi phí vận chuyển, chi phí lưu giữ, vì vậy bản chất của chiết khấu thương mại là hình thức giảm giá. | Còn đối với khuyến mại, do các loại sản phẩm mới được bày bán trên thị trường, hàng cũ không bán được, đã lỗi thời, vì vậy cần phải khuyến mại, giảm giá để thúc đẩy quá trình mua của người tiêu dùng. |
Đối với chiết khấu thương mại, các khoản giảm trừ của người bán khi người mua mua một số lượng nhất định theo sự thỏa thuận giữa người bán và người mua trong hợp đồng mua bán. | Còn đối với khuyến mại, các khoản giảm trừ, hoặc các khoản quà tặng kèm theo sản phẩm nhằm mục đích thúc đẩy quá trình mua bán hàng hóa, không nhất thiết phải đặt một số lượng theo yêu cầu. |
Là sự thoả thuận giữa bên bán và bên mua, các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau, sự thỏa thuận quy định cụ thể trong hợp đồng, không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Giá tính thuế sẽ được xác định là giá đã trừ chiết khấu. | Còn đối với khuyến mại, cần phải công khai, thông báo hoặc đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Sở công thương nơi các doanh nghiệp tiến hành hoạt động tổ chức khuyến mại. Giá tính thuế là 0 trong trường hợp có thực hiện thủ tục đăng ký khuyến mại. |
Chiết khấu thương mại thông thường sẽ được áp dụng cho các khách hàng mua nhiều, buôn bán sỉ. | Còn đối với khuyến mại, áp dụng cho tất cả các khách hàng khác nhau, thông thường là khách hàng mua hàng lẻ. |
Thời gian thực hiện hoạt động chiết khấu thương mại sẽ do các bên thỏa thuận theo hợp đồng, chiết khấu thương mại có thể được duy trì một cách thường xuyên và mang tính trung gian, dài hạn. | Còn đối với khuyến mại, chỉ được thực hiện theo một thời gian nhất định, chỉ được thực hiện theo từng đợt đăng ký với cơ quan quản lý có thẩm quyền, khuyến mại bị giới hạn trong một số thời gian nhất định, vì vậy khuyến mại mang tính chất ngắn hạn. |
2. Thời gian tối đa thực hiện khuyến mại giảm giá hàng hóa?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết
– Trong trường hợp thực hiện hoạt động khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian thực hiện thủ tục khuyến mại tại bất kỳ địa điểm nào cần phải tuân thủ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại;
– Không được giảm giá bán hàng hóa, giảm giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện nhà nước quy định giá cụ thể;
– Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn so với mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán các loại hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc trường hợp nhà nước quy định khung giá hoặc nhà nước quy định giá tối thiểu;
– Tuyệt đối nghiêm cấm hành vi lợi dụng hình thức khuyến mại để bán phá giá các loại hàng hóa và dịch vụ;
– Tổng thời gian thực hiện hoạt động khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ sẽ không được phép vượt quá 120 ngày trong một năm, trong đó không bao gồm thời gian thực hiện thủ tục khuyến mại đối với các chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuôn khổ chương trình khuyến mại tập trung hoặc các chương trình xúc tiến thương mại do thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể.
Theo đó thì có thể nói, tổng thời gian thực hiện hoạt động khuyến mại giảm giá đối với một nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ trên thực tế không được phép vượt quá 120 ngày trong một năm. Đồng thời, cũng theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, thì trong đó không bao gồm khoảng thời gian thực hiện thủ tục khuyến mại đối với các chương trình khuyến mại theo hình thức giảm giá trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung và trong khuôn khổ các chương trình hoạt động xúc tiến thương mại do thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể.
3. Có thể tổ chức khuyến mại dưới những hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại và theo Điều 92 của Văn bản hợp nhất Luật thương mại năm 2019 có quy định về các hình thức khuyến mại. Theo đó, có thể tổ chức khuyến mại dưới các hình thức sau đây:
– Đưa hàng mẫu, cung ứng các dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử, và khách hàng không cần phải trả tiền;
– Tặng hàng hóa cho khách hàng, tiến hành thủ tục cung ứng dịch vụ cho khách hàng không thu tiền của khách hàng;
– Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn so với giá bán, giá cung ứng dịch vụ trước đó, đồng thời được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đã thông báo. Trong trường hợp các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc diện nhà nước quản lý giá và bình ổn giá thì việc khuyến mại theo hình thức này sẽ được tiến hành theo quy định cụ thể của Chính phủ;
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, kèm theo phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng có thể thưởng một số lợi ích nhất định;
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi để lựa chọn ra khách hàng đáp ứng đầy đủ điều kiện trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố ban đầu;
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính chất may rủi, việc trúng thưởng khi Tham gia vào các chương trình mang tính chất may rủi hoàn toàn dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố;
– Tổ chức các chương trình khách hàng thường xuyên, việc tặng thưởng cho khách hàng sẽ dựa trên số lượng hàng hóa, giá trị hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng đã mua và sử dụng, có thể được thực hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa và sử dụng dịch vụ của khách hàng hoặc được thể hiện dưới các hình thức hợp pháp khác;
– Tổ chức cho khách hàng tham gia vào các chương trình giải trí, văn hóa nghệ thuật, tổ chức sự kiện vì mục đích khuyến mại;
– Các hình thức khuyến mại khác khi được cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại đồng ý và chấp thuận.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại;
– Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
THAM KHẢO THÊM: