Nhiều người mong muốn để lại tài sản của mình cho người khác nhưng còn đang phân vân không biết nên tặng cho hay lập di chúc, di tặng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được giữa tặng cho tài sản với di tặng và thừa kế tài sản?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về tài sản:
Tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai
Người nắm giữ tài sản có quyền tặng cho tài sản, di tặng hoặc để lại di chúc của mình cho những đối tượng khác tuân theo quy định của pháp luật đối vưới mỗi trường hợp
2. Phân biệt giữa tặng cho tài sản với di tặng và thừa kế tài sản
2.1. Điểm giống nhau:
Tặng cho tài sản, di tặng và thừa kế tài sản đều có sự định đoạt về tài sản của người có tài sản, là sự chuyển giao tài sản thuộc quyền sở hữu của người này sang cho người khác.
Đối tượng của tặng cho tài sản, di tặng và thừa kế tài sản đều là tài sản, có thể là động sản hoặc bất động sản
Đều được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ nên thuộc trường hợp: Tặng cho hoặc thừa kế giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
2.2. Điểm khác nhau:
Tiêu chí | Thừa kế | Tặng cho tài sản | Di tặng |
Khái niệm | – Thừa kế là việc một người nhận tài sản của một người khác sau khi người này chết đi theo di chúc hoặc chia thừa kế theo pháp luật. – Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình họ có thể để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. | Tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
| – Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc. – Việc xác định giá trị của di tặng không thể vượt ra ngoài phạm vi giá trị khối di sản của người đó và tuân theo thứ tự ưu tiên đã được quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2015, phần di tặng được trừ từ di sản còn lại đó. Lưu ý: Người được di tặng không phải là người được thừa kế di sản mà được hiểu là người có quyền tài sản từ khối di sản của người để lại di tặng. |
Ý chí của các bên | Dựa trên ý chí đơn phương của người lập di chúc, người hưởng di sản thừa kế có thể nhận hoặc không nhận phần di sản được để lại này
| Dựa trên sự thỏa thuận của hai bên. Sau khi thỏa thuận xong về nội dung cơ bản của hợp đồng tặng cho, bên được tặng cho có quyền nhận hoặc không nhận tài sản tặng cho
| Chỉ thể hiện ý chí đơn phương của người di tặng. Khi người được di tặng đồng ý nhận thì họ có quyền hưởng phần di sản đó mà không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại. |
Đối tượng | Phải là tài sản mà người để lại di sản đang có, đang tồn tại | Là tài sản, đang cóm đang tồn tại và tài sản được hình thành trong tương lai | Phải là tài sản mà người để lại di chúc đang có, đang tồn tại |
Chủ thể | – Người để lại di sản phải là người thành niên, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. Với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. – Người nhận thừa kế là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế; sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. – Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
| – Người tặng cho và người nhận tặng cho phải còn sống tại thời điểm tặng cho tài sản – Đáp ứng đủ điều kiện được thực hiện giao dịch dân sự theo quy định | Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. |
Hình thức thực hiện | – Nhận thừa kế theo di chúc – Nếu không để lại di chúc thì chia thừa kế theo pháp luật | Có hai hình thức tặng cho tài sản được quy định tại Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 – Tặng cho tài sản là động sản không bắt buộc phải lập bằng văn bản, đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu phải tiến hành đăng ký – Tặng cho tài sản là bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật | Được ghi nhận bằng di chúc hợp pháp |
Thủ tục nhận | Thủ tục nhận di sản thừa kế được thực hiện sau khi người để lại di sản chết Người thừa kế muốn nhận di sản thừa kế thì phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc hoặc khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật | Thực hiện khi cả hai bên đều còn sống và cùng lập hợp đồng tặng cho tài sản. | Khi muốn nhận di tặng thì người được nhận di tặng phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc |
Thời điểm có hiệu lực | Thời điểm mà người để lại di sản chết thì người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ đối với tài sản do người | – Tặng cho bất động sản: có hiệu lực từ thời điểm đăng ký; nếu không phải đăng ký quyền sở hữu thì có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản. – Tặng cho động sản: có hiệu lực tại thời điểm điểm bên được tặng cho nhận tài sản trừ khi có thỏa thuận khác; nếu động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
| Thời điểm có hiệu lực của phần di tặng này có hiệu lực cùng với hiệu lực của di chúc tức là khi người lập di chúc chết |
Nghĩa vụ thực hiện tài sản | Phải thực hiện nghĩa vụ do người để lại di sản để lại, trừ khi có thỏa thuận khác Người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân. | Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù. Do đó, người được tặng cho không phải hoàn trả một lợi ích hay thực hiện một nghĩa vụ tài sản nào. Tuy nhiên tại Điều 462 Bộ luật dân sự 2015 quy định, đối với hợp đồng tặng cho có điều kiện thì bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho | Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này. |
3. Hợp đồng tặng cho có điều kiện có giống với di chúc có điều kiện không?
Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện được quy định tại Điều 462 Bộ luật dân sự 2015 là việc bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Tuy nhiên, điều kiện mà bên tặng cho đưa ra không được trái quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
Di chúc có điều kiện thường được hiểu là khi lập di chúc, người viết di chúc sẽ để lại di sản của mình kèm theo điều kiện với người được hưởng di sản thừa kế.Tại điều 626 Bộ luật dân sự quy định về quyền của người lập di chúc thì người lập di chúc có quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế
Vậy hợp đồng tặng cho có điều kiện có giống di chúc có điều kiện không?
Hợp đồng tặng cho có điều kiện khác với di chúc có điều kiện. Lý do là về bản chất di chúc và hợp đồng tặng cho tài sản đã khác nhau rồi. Di chúc thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc để lại di sản cho người thừa kế, trong khi đó hợp đồng tặng cho có điều kiện là sự thỏa thuận giữa các bên, bên cho tài sản và bên nhận tài sản.
Về nghĩa vụ giữa các bên thì hợp đồng tặng cho có điều kiện thì bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện mộ hoặc một số nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho, chỉ khi nào có sự đồng ý của hai bên thì nghĩa vụ theo hợp đồng mới được thực hiện.. Còn đối với di chúc thì người hưởng thừa kế phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản cuả người chết để lại trong phạm vi di sản mà họ được hưởng trừ khi có thỏa thuận khác
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự 2015