Vốn đầu tư có thể là tiền hoặc các loại tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên, sử dụng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Có thể phân biệt giữa tài khoản vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Phân biệt giữa tài khoản vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có quy định về vốn đầu tư, theo đó vốn đầu tư là tiền và các loại tài sản khác theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, vốn đầu tư được sử dụng để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ của Việt Nam. Hiện nay, có thể chia vốn đầu tư thành hai loại, bao gồm tài khoản vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp. Có thể phân biệt giữa tài khoản vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp thông qua một số tiêu chí như sau:
Tiêu chí | Vốn đầu tư trực tiếp | Vốn đầu tư gián tiếp |
Khái niệm | Vốn đầu tư trực tiếp là khái niệm để chỉ hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư, sau đó các nhà đầu tư trực tiếp nắm quyền quản lý, điều hành, kiểm soát và sử dụng phần vốn đầu tư của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh. | Vốn đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư, tuy nhiên các nhà đầu tư đó sau khi bỏ vốn đầu tư lại không trực tiếp nắm quyền quản lý, sử dụng, kiểm soát, điều hành phần vốn mà mình đã đóng góp, các nhà đầu tư sử dụng phần vốn góp của mình thông qua một bên thứ ba, bên thứ ba đó sẽ có chức năng giúp đỡ cho các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trên thực tế. |
Hình thức | Vốn đầu tư trực tiếp có các hình thức đầu tư như sau: – Thành lập tổ chức kinh tế; – Hợp đồng hợp tác BCC; – Thực hiện dự án đầu tư; – Đầu tư góp vốn, mua cổ phần và mua phần vốn góp. | Đầu tư gián tiếp có thể đầu tư theo hình thức mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp. Vì vậy, hình thức đầu tư gián tiếp sẽ hẹp hơn so với hình thức đầu tư trực tiếp. |
Quyền kiểm soát | Các nhà đầu tư sau khi đầu tư vốn theo hình thức trực tiếp sẽ nắm quyền quản lý và kiểm soát trực tiếp. Chủ đầu tư tự mình quyết định quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về lỗ/lãi trong quá trình sản xuất kinh doanh. | Không nắm quyền quản lý và điều hành trực tiếp. Các nhà đầu tư sẽ thực hiện điều hành quá trình sản xuất kinh doanh thông qua một bên thứ ba, hay còn gọi là quyền kiểm soát gián tiếp. |
Rủi ro và lợi nhuận | Rủi ro theo tỷ lệ đầu tư, đồng thời các nhà đầu tư cũng sẽ phải tự chịu rủi ro đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. | Rủi ro ít hơn so với hình thức đầu tư vốn trực tiếp. |
Đăng ký góp vốn | Không có quy định | Nhà đầu tư thuộc trường hợp tại khoản 2 Điều 26 Văn bản hợp nhất Luật đầu tư 2022 phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn |
2. Mức vốn đầu tư để được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có quy định về vấn đề ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt như sau:
– Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra quyết định về việc áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt nhằm mục đích khuyến khích quá trình phát triển của một số dự án đầu tư có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội;
– Đối tượng áp dụng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt bao gồm các đối tượng sau đây:
+ Dự án đầu tư mới thành lập, trong đó bao gồm cả việc mở rộng dự án đầu tư thành lập mới đó, các trung tâm đổi mới sáng tạo, các trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng mức vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên phải thực hiện thủ tục giải ngân tối thiểu với mức từ 1.000 tỷ đồng trở lên trong khoảng thời gian ba năm được tính bắt đầu kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc được chấp thuận chủ trương đầu tư, trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền đó là Chính phủ;
+ Các dự án đầu tư thuộc ngành nghề đầu tư ưu đãi đặc biệt có quy mô lớn với vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên phải thực hiện thủ tục giải ngân tối thiểu với mức từ 10.000 tỷ đồng trở lên trong khoảng thời gian 03 năm được tính bắt đầu kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc được tính bắt đầu kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư.
– Mức ưu đãi đầu tư và thời hạn áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về đất đai;
– Hỗ trợ đầu tư đặc biệt sẽ được thực hiện theo các hình thức quy định cụ thể tại Điều 18 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022;
– Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt sẽ không áp dụng với các trường hợp sau đây: Đối với các dự án đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư trước giai đoạn ngày Luật đầu tư có hiệu lực thi hành, các dự án đầu tư được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 15 của Văn bản hợp nhất luật đầu tư năm 2022;
– Chính phủ sẽ trình lên Quốc hội để quyết định áp dụng mức ưu đãi đầu tư khác với ưu đãi đầu tư được quy định trong Luật đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan trong trường hợp nhận thấy cần phải khuyến khích phát triển một dự án đầu tư đặc biệt quan trọng hoặc khuyến khích phát triển một đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt khác.
Theo đó thì có thể nói, dự án đầu tư có mức vốn đầu tư dưới đây thì sẽ được hưởng mức ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt. Bao gồm:
+ Dự án đầu tư mới thành lập, trong đó bao gồm cả việc mở rộng dự án đầu tư thành lập mới đó, các trung tâm đổi mới sáng tạo, các trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng mức vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên phải thực hiện thủ tục giải ngân tối thiểu với mức từ 1.000 tỷ đồng trở lên trong khoảng thời gian 03 năm được tính bắt đầu kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc được chấp thuận chủ trương đầu tư, trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền đó là Chính phủ;
+ Các dự án đầu tư thuộc ngành nghề đầu tư ưu đãi đặc biệt có quy mô lớn với vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên phải thực hiện thủ tục giải ngân tối thiểu với mức từ 10.000 tỷ đồng trở lên trong khoảng thời gian ba năm được tính bắt đầu kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc được tính bắt đầu kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư.
3. Các hình thức góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài?
Theo Điều 25 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có quy định về các hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp. Cụ thể như sau:
(1) Các nhà đầu tư sẽ được quyền góp vốn vào tổ chức kinh tế theo một trong các hình thức sau đây:
+ Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc mua cổ phần phát hành thêm của các loại hình công ty cổ phần;
+ Góp vốn vào loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc loại hình công ty hợp danh;
+ Góp vốn vào các tổ chức kinh tế khác không thuộc một trong những trường hợp nêu trên.
(2) Các nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của các tổ chức kinh tế theo một trong những hình thức sau đây:
+ Mua cổ phần của loại hình công ty cổ phần từ công ty cổ phần hoặc cổ đông trong công ty cổ phần đó;
+ Mua cổ phần của các thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn đó;
+ Mua phần vốn góp của các thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn trong công ty hợp danh đó;
+ Mua phần vốn góp của các thành viên trong các tổ chức kinh tế khác không thuộc một trong các loại hình doanh nghiệp nêu trên.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể thấy, các nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn được quyền góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam thông qua một trong những hình thức quy định tại Điều 25 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
THAM KHẢO THÊM: