Phân biệt giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp. Về lý do giải thể, thẩm quyền quyết định, thủ tục tiến hành và vấn đề khác.
Phân biệt giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp. Về lý do giải thể, thẩm quyền quyết định, thủ tục tiến hành và vấn đề khác.
Cơ sở pháp lý : Luật doanh nghiệp 2014, Luật phá sản 2014
Tuy cùng một hậu quả cuối cùng là đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, tuy nhiên đây là hai thủ tục pháp lí hoàn toàn khác nhau. Cụ thể là:
Thứ nhất, về lý do giải thể và phá sản doanh nghiệp
Lí do của giải thể rộng hơn rất nhiều của phá sản. Có nhiều lí do để giải thể một doanh nghiệp như doanh nghiệp đã hoàn thành mục đích thành lập, đã từng bị thua lỗ và không muốn kinh doanh nữa hoặc bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh…Trong khi với phá sản thì chỉ có một lí do duy nhất đó là doanh nghiệp, Hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn.
Thứ hai, về thẩm quyền quyết định
Giải thể là do chủ sở hữu, đồng chủ sở hữu tự quyết định theo ý chí của mình hoặc do cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quyêt định, Trong khi đó, với phá sản thì doanh nghiệp, Hợp tác xã bị
Thứ ba, Thủ tục tiến hành: Giải thể là theo thủ tục hành chính còn thủ tục phá sản là thủ tục tư pháp.
Thứ tư, về hậu quả pháp lí:
Giải thể đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động và bị xóa tên trong sổ đăng kí doanh nghiệp nhưng với phá sản thì không phải bao giờ cũng dẫn đến hậu quả như vậy. Doanh nghiệp tuyên bố phá sản còn co thể phục hồi hoạt động kinh doanh nếu thủ tục phục hồi doanh nghiệp được thực hiện thành công, như là nếu người nào đó mua lại toàn bộ doanh nghiệp, tiêp tục duy trì hoạt động kinh doanh. Như vậy là chỉ thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp chứ không chấm dứt hoạt động của nó.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ năm, Về quyền của chủ doanh nghiệp sau khi bị giải thể hoặc phá sản
Chủ doanh nghiệp bị phá sản thì không được phép thành lập doanh nghiệp trong một thời gian nhất định kể từ ngày tuyên bố phá sản. Trừ trường hợp phá sản do những trường hợp bất khả kháng, ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp; ví dụ: hỏa hoạn, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, bạo loạn, đình công, khủng hoảng kinh tế, chính sách pháp luật của nhà nước thay đổi hoặc nhà nước nơi doanh nghiệp hợp tác kinh doanh thay đổi chính sách của họ,… dẫn đến doanh nghiệp bị tổn thất nặng nề, không thể tiếp tục duy trì hoạt động và buộc tiến hành làm thủ tục phá sản. Còn trong trường hợp bị giải thể thì chủ doanh nghiệp vẫn có quyền thành lập và quản lí, điều hành doanh nghiệp khác. Như vậy, Nhà nước không đặt ra chế tài hạn chế quyền tự do kinh doanh của chủ doanh nghiệp bị giải thể
Thứ sáu, Nếu phá sản, chủ doanh nghiệp sẽ phải giao lại toàn bộ tài sản của doanh nghiệp cho tổ thanh toán tài sản để thanh toán theo căn cứ phân chia do Tòa án quyết định. Còn đối với giải thể doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Các trường hợp chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp và điều kiện giải thể doanhnghiệp
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA: