Phân biệt đối xử với người lao động trong công việc? Bất bình đẳng giới trong công việc? Phát triển bình đẳng giới?
Trong nhận thức của mỗi chúng ta, việc bị đối xử phân biệt là điều ít ai có thể chấp nhận và vượt qua nó một cách dễ dàng được bởi lẽ nó thể hiện sự thiếu tốn trọng giữa người với người. Trong lao động việc làm cũng quy định về các hành vi cấm đối với người tuyển dụng đó là không phân biệt trong công việc, mức lương mà tạo những cơ hội, thử thách việc làm công bằng ngang nhau tùy theo mức độ sức khỏe, năng lực phục vụ công việc, theo đó giữa nam và nữ, người khuyết tật hay bình thường đều phải được đối xử công bằng và có những chính sách, chế độ tương đương nhau.
Luật sư
1. Phân biệt đối xử với người lao động
Theo quy định của pháp luật không cho phép phân biệt đối xử trong tuyển dụng và sử dụng lao động. Nếu các doanh nghiệp có hành vi phân biệt đối xử, phân biệt vùng miền là vi phạm pháp luật Việt Nam. Theo Điều 5 của
Pháp luật Việt Nam cấm ngược đãi người lao động; cấm cưỡng bức người lao động dưới bất kỳ hình thức nào. Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ.
Tại Điều 8,
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp đều có cấc biện pháp né tránh pháp luật nên các cơ quan chức năng địa phương rất khó bắt quả tang hành vi phân biệt đối xử với người lao động. Do đó, các cơ quan chức năng cần có các biện pháp kiểm tra giám sát, tiếp thu ý kiến của người lao động.
Người lao động nếu muốn phản ánh những vấn đề bức xúc trong lao động phải đưa ra bằng chứng xác thực, thu thập chứng cứ để các cơ quan chức năng có căn cứ, dựa vào đó để có biện pháp xử lý doanh nghiệp có hành vi sai phạm. Bản thân là người lao động thì phải chấp hành nội quy, quy chế của doanh nghiệp, khi có vấn đề bức xúc thì phản ánh tới tổ chức công đoàn cơ sở hoặc cấp cao hơn, để tổ chức công đoàn cơ sở có biện pháp phối hợp với chính quyền địa phương, các công đoàn cấp trên có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật.
Các cấp công đoàn cần nâng cao biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức của người lao động. Đồng thời người lao động cần phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật lao động. Cán bộ công đoàn cơ sở cần nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động để có biện pháp tháo gỡ, giải quyết những bức xúc của người lao động, hỗ trợ người lao động giải quyết khó khăn, khuyên bảo người lao động không được có hành vi phản ứng trái pháp luật. Nếu công đoàn cơ sở phát hiện sự việc phân biệt đối xử với người lao động, thì cần báo cáo ngay cho công đoàn cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Bất bình đẳng giới trong công việc
Tại Việt Nam, cũng như ở các nước đang phát triển, phụ nữ vẫn luôn là lực lượng chính cấu thành nhóm lao động nghèo, có thu nhập thấp hơn, dễ trở thành nạn nhân của tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp hơn, và có điều kiện việc làm bấp bênh hơn nam giới. Phụ nữ Việt Nam chủ yếu làm việc trong các ngành nghề có thu nhập thấp hoặc những công việc dễ bị tổn thương. Phụ nữ cũng chiếm phần lớn trong nhóm làm công việc của gia đình không được trả lương, và trong khu vực “vô hình” của nền kinh tế phi chính thức – họ làm giúp việc gia đình, lao động tại gia, bán hàng rong và làm việc trong ngành công nghiệp giải trí.
Vị trí của phụ nữ trong thị trường lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi các bất lợi về kinh tế – xã hội xuất phát từ phân biệt đối xử trên cơ sở giới. Phụ nữ Việt Nam thường ít được tiếp cận đến các nguồn lực sản xuất, giáo dục, phát triển kỹ năng và cơ hội việc làm hơn so với nam giới. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do xã hội gán cho người phụ nữ địa vị thấp hơn và đặt gánh nặng làm công việc nhà không lương lên vai người phụ nữ, nhưng vẫn mong muốn họ tham gia sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp và nền kinh tế thị trường.
Theo đó, khi xét khoảng cách của tổng thu nhập bình quân giữa phụ nữ và đàn ông trong độ tuổi lao động ở Việt Nam là 11,24%, tức là đàn ông nhận được 1000 đồng thì phụ nữ chỉ nhận được 887,6 đồng. Tính tới thời điểm hiện nay, 83% các quảng cáo tuyển dụng vẫn ưu tiên đàn ông hơn phụ nữ. Mặc dù phụ nữ đã tham gia và đạt huy chương trong các môn thể thao mà từ trước tới nay được coi là của nam giới, như bóng đá, quyền anh, đẩy tạ, v.v…, phụ nữ vẫn bị coi là phái yếu và kém khả năng hơn đàn ông khi có tuổi, đồng thời vẫn phải đảm nhiệm vai trò chăm sóc gia đình và nội trợ. Do vậy, phụ nữ Việt Nam phải nghỉ hưu trước đàn ông 05 năm, và bị cấm làm việc trong một số ngành nghề được coi là nguy hiểm, nặng nhọc, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Trong khi đó, đàn ông không được hưởng chế độ nghỉ để chăm sóc con cái và gia đình như phụ nữ.
Người sử dụng lao động lợi dụng các hành vi sau đây khi sử dụng lao động khuyết tật: yêu cầu người lao động khuyết tật làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm đối với lao động khuyết tật bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên; sử dụng người lao động khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Còn đối với người bị nhiễm HIV/AIDS thì người lao động thường có những hành động như: chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV; ép buộc người lao động còn đủ sức khoẻ chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV; từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV; yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nhiễm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển nhiễm HIV, ngoại trừ một số nghề trong danh mục Chính phủ quy định phải xét nhiệm HIV trước khi tuyển dụng.
Hành vi phân biệt đối xử với công đoàn cũng bị cấm theo Luật Công đoàn và các hành vi gây bất lợi đối với người lao động vì lý do thành lập, tham gia và tổ chức hoạt động công đoàn cũng được coi là hành vi phân biệt đối xử và bị cấm.
3. Phát triển bình đẳng giới
3.1. Bình đẳng trong tính lương
Hiến pháp Việt Nam bảo đảm quyền được trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động nam và nữ làm công việc như nhau. Bộ luật Lao động đưa ra nguyên tắc trả lương bình đẳng cho công việc có giá trị như nhau và yêu cầu người sử dụng lao động trả lương bình đẳng cho tất cả người lao động không phân biệt giới tính.