Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Nguyên nhân và hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật

Tư vấn pháp luật

Nguyên nhân và hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật

  • 30/06/202130/06/2021
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    30/06/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Nguyên nhân và hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật? Nguyên nhân của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật? Hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật? Hành vi kì thị, phân biệt đối xử với Người khuyết tật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính?

    Trên thực tế thì Nhà nước ta luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người khuyết tật thực hiện bình đẳng các quyền về kinh tế, văn hóa, chính trị…. Để người khuyết tật sớm hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, trên thực tế người khuyết tật vẫn chưa thể hòa nhập với cộng đồng, với xã hội bởi phần lớn những người khuyết tật còn bị phân biệt, kì thị. Vậy, pháp luật quy định như thế nào đối với những hành vi kỳ thị, phân biệt, đối xử với người khuyết tật.

    Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

    Cơ sở pháp lý:

    – Luật Người khuyết tật 2010;

    – Nghị định 144/2013/NĐ – CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ và bảo vệ, chăm sóc trẻ em

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Hành vi kì thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật là gì?
    • 2 2. Nguyên nhân của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật
    • 3 3. Hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật
    • 4 4. Hành vi kì thị, phân biệt đối xử với Người khuyết tật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính

    1. Hành vi kì thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật là gì?

    Hành vi kì thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật được giải thích cụ thể tại Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:

    – Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.

    – Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.

    Người khuyết tật họ cũng giống như bao nhiêu người bình thường khác họ cũng được pháp luật quy định là có quyền con người,  họ có những quyền cơ bản của công dân không chỉ có vậy mà người khuyết tật còn được pháp luật quy định là được bình đẳng tham gia vào các hoạt động xã hội mà không phải chịu bất kì sự kì thị và phân biệt đối xử nào của xã hội.

    Xem thêm: Hướng dẫn đấu thầu qua mạng, quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng

    Theo như quy định của luật pháp về người khuyết tật cũng đã nêu rõ về định nghĩa cụ thể về khái niệm kì thị, là hành vi của những người khác phân biệt đối xử với Người khuyết tật kèm theo đó pháp luật cũng quy định rõ ràng và chi tiết những nghiêm cấm hành vi kì thị và phân biệt đối xử với Người khuyết tật nên người nào có thái độ khinh thường, thiếu tôn trọng và có hành vi xa lánh, phỉ bang, có thành kiến, từ chối, ngược đãi, hạn chế quyền của người khuyết tật thì đều vi phạm quy định pháp luật Người khuyết tật và sẽ phải chịu hình phạt tùy theo mức độ vi phạm của mình.

    2. Nguyên nhân của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật

    Có tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử người khuyết tật như vậy là do:

    – Công tác tuyên truyền, vận động về các vấn đề liên quan đến người khuyết tật, cũng như về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã ban hành về lĩnh vực này còn chưa thực sự sâu rộng và phát huy hiệu quả trong việc tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân.

    – Nhận thức của người dân về chính sách và quyền của người khuyết tật còn nhiều hạn chế.

    Ngoài ra thì những quan niệm mang tính kỳ thị đối với người khuyết tật ở Việt Nam có 3 xu hướng sau:

    -Quan điểm thứ nhất: Người bình thường cho rằng người bị khuyết tật là do thuyết nhân quả của người khuyết tật kiếp trước ở ác thì kiếp này gặp ác hay là cái quan niệm nếu bố mẹ làm điều xấu thì tội sẽ đến phần con cái gánh và họ sẽ bị khuyết tật xem như là một hình thức trừng phạt. có thể thấy chính từ những câu chuyện mê tín thuộc về tâm linh này mà những người khuyết tật đã bị xa lánh chú họ không biết đây là những con người xấu số sinh ra đã mang trong mình sự khiếm khuyết và bị mọi người kì thị

    – Quan điểm thứ hai:  Có thể thấy rằng đối với những người không bị khuyết tật thì người khuyết tật họ được xem như là những người không bình thường và sự không lành lặn trên cơ thể sự khiếm khuyết đi một bộ phận nào đó chính vì điều này mà những người khuyết tật trong mắt họ luôn là người sống phụ thuộc và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nhưng thực chất không phải ai khiếm khuyết về một phần nào đó trên cơ thể cũng phải phụ thuộc vào người khác mà học cũng tự mình tự lập và kiếm tiền thậm chí là còn giúp đỡ được rất nhiều người khuyết tật khác, giúp họ có công ăn việc làm ổn định.

    – Quan điểm thứ ba: với quan điểm mê tín này đa phần mọi người sinh sống trong cộng đồng đều mệ tín cho rằng người khuyết tật là một phần hiện thân của điều đen đủi và không may mắn họ sợ người khuyết tật đem lại sự đen đủi nhưng họ không để ý đến những tư tưởng lạc hậu và mê tín đó đã đẩy những người khuyết tật càng ngày càng vào xâu trong bóng tối và rất khó để những người khuyết tật này có thể hòa nhập vào cộng cồng và sinh sống như những người bình thường khác được. Người khuyết tật họ đã chịu nhiều thiệt thòi và chịu sự áp đặt của người khác, họ phải chịu những lời nói không hay về mình, những lời nói này ngày càng khiến người khuyết tật thu bản thân lại và không thực hiện những việc mà người khuyết tật có thể làm cũng chính tại quan điểm này mà ra.

    Xem thêm: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của Cách mạng tháng Mười Nga

    Tuy nhiên trong xã hội hiện nay cùng với sự nỗ lực thể hiện bàn thân mình của chính người khuyết tật vươn lên chính bản thân mình khẳng định bàn thân “ tàn nhưng không phế”, và xã hội đã có cái nhìn thông cảm hơn đối với người khuyết tật sự kỳ thị cũng đã giảm bớt đi phần nào. Họ sống lạc quan hơn, yêu đời hơn, biết nỗ lực trong cuộc sông nhiều hơn để xóa đi sự kỳ thị đối với họ trong mắt những người xung quanh.

    3. Hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật

    Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng thiệt thòi của người khuyết tật; chính điều này đã hạn chế đáng kể các cơ hội sống, cơ hội phấn đấu của người khuyết tật và điều này lại thêm lần nữa củng cố thêm tình trạng đói nghèo của họ. Giữa khuyết tật và nghèo đói có mối liên hệ rất chặt chẽ. bởi lẽ khuyết tật đã thua thiệt với những người lành lặn rất nhiều nhưng nếu họ có nghị lực và sự động viên của những người xung quanh cổ vũ họ thì việc người khuyết tậ có một công việc cho mình là không phải khó. Khuyết tật vừa là nguyên nhân và nó cũng vừa là hậu quả của đói nghèo. Khuyết tật cùng với đói nghèo đã làm tăng khả năng bị tổn thương và bị loại ra khỏi xã hội của những người phải chịu khuyết tật và đói nghèo.

    – Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng. 

    – Kỳ thị và phân biệt đối xử cũng gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao và dẫn đến trình độ học vấn thấp đối với người khuyết tật. Đồng thời, đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều người khuyết tật mất cơ hội kết hôn và sinh con trong khi đây là những vấn đề rất quan trọng về mặt văn hoá.

    4. Hành vi kì thị, phân biệt đối xử với Người khuyết tật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính

    Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2013/NĐ – CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật và mức phạt:

    “Điều 9. Vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật

    1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật;”

    Xem thêm: Quan hệ nhân quả là gì? Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả theo Mác – Lênin?

    Như vậy, với mỗi cá nhân khi có hành vi kì thị, phân biệt đối xử với Người khuyết tật thì có thể bị phạt tiền từ ba triệu đến năm triệu đống. Mức phạt đối với tổ chức bằng thì gấp đôi sô lần mức tiền phạt đối với cá nhân như vậy mức phạt đối với tổ chức là sáu triệu đến mười triệu đồng.

    Pháp luật Việt Nam quy định cá nhân, tổ chức không được kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người khuyết tật dưới bất kì hình thức nào. Người khuyết tật có thể do bẩm sinh khi mới sinh ra đã phải chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại hoặc có thể vì một lý do khác như trong quá trình lao động do sơ xuất không may mà mất đi một phần cơ thể, khi tham gia giao thông bị ảnh hưởng bởi tay nạn giao thông mà người đó mãi mãi không còn lành lặn bình thường chính điều này đã để lại những khuyết tật đó, điều đó là ngoài mong muốn của con người, họ đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề và tự ti với cuộc sống chính vì vậy không nên phân biệt, kỳ thị họ

    Người khuyết tật khi được sinh ra không được bình thường như bao người khác, đây đã là một sự thiệt thòi lớn nhất đối với người khuyết tật khi bị khiếm khuyết đi một phần của cơ thể. Những người khuyết tật này họ đã phải rất mạnh mẽ để có thể vượt qua được mọi khó khăn trong sinh hoạt để hòa nhập với xã hội. Tuy nhiên, dù tinh thần của họ có lạc quan, có mạnh mẽ, ý chí vượt qua số phận có lớn đến đâu cũng không thể thắng lại được những rèm pha, kì thị và phân biệt của xã hội của những người đồng bào cùng chung màu da, cùng chung dòng máu lạc hồng luôn nhìn vào học để dè bỉu, tránh xa. mặc dù pháp luật đã có quy định nghiêm cấm và đã có những quy định cụ thể xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm.

    Tuy nhiên, cộng đồng người dân vần còn nhiều người vẫn giữ cái thái độ rất thờ ơ, vẫn kì thị, phân biệt đối xử với Người khuyết tật và cũng không ít những trường hợp Người khuyết tật bị từ chối cung cấp dịch vụ. Do đó, xét thấy cần thấy phải có sự  sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật với chế tài xử phạt vi phạm nặng hơn để hạn chế hoặc chấm dứt các hành vi vi phạm về kỳ thị người khuyết tật để học sống hòa nhập với công đồng để tạo điều kiện cho đất nước phát triển, để những người khuyết tật khởi nguyện và tham gia vào quá trình phát triển kinh tế. Đồng thời, mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức và toàn xã hội nâng cao hình thức tuyên truyền, giáo dục ý thức để mỗi người khuyết tật được sống đúng một cuộc đời có ý nghĩa.

    Xem thêm: Phân tích ví dụ, nguyên nhân của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

    Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

    Tổng số bài viết: 13.627 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Hậu quả

    Người khuyết tật

    Nguyên nhân

    Phân biệt đối xử


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Suy thoái kinh tế là gì? Nguyên nhân và tác động tới nền kinh tế?

    Suy thoái kinh tế là gì? Nguyên nhân gây ra suy thoái kinh tế? Tác động của suy thoái kinh tế?

    Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của chiến tranh thế giới thứ 2

    Nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ 2? Chiến tranh thế giới tiếng Anh là gì? Diễn biến chiến tranh? Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ 2?

    Định kiến là gì? Các tác hại và nguyên nhân của định kiến?

    Định kiến là gì? Định kiến tiếng Anh là gì? Các tác hại của định kiến? Nguyên nhân của định kiến? Các đặc điểm của định kiến?

    Chiến tranh là gì? Phân loại, bản chất và hậu quả chiến tranh?

    Chiến tranh là gì? Chiến tranh trong tiếng Anh là gì? Phân loại chiến tranh? Hậu quả của chiến tranh?

    Ô nhiễm môi trường nước là gì? Nguyên nhân, cách khắc phục?

    Ô nhiễm môi trường nước là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước? Hậu quả ô nhiễm môi trường nước? Cách khắc phục ô nhiễm môi trường nước?

    Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là gì? Đặc điểm, hậu quả?

    Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp là gì? Đặc điểm cơ bản của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp? Hậu quả của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp?

    Nguyên nhân, bản chất, đặc điểm chủ nghĩa tư bản độc quyền

    Chủ nghĩa tư bản độc quyền là gì? Chủ nghĩa tư bản độc quyền tên tiếng Anh là gì? Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền? Bbản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền? Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền?

    Nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng

    Công tác xây dựng Đảng là gì? Thành tựu đạt được trong công tác xây dựng Đảng những năm qua? Nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng?

    Giải chấp là gì? Khi nào và hậu quả giải chấp không đúng hạn?

    Giải chấp là gì? Giải chấp được tạm dịch với tên tiếng Anh là gì? Nội dung của giải chấp?

    Xung đột là gì? Nguyên nhân và kỹ năng giải quyết xung đột?

    Xung đột là gì? Xung đột trong tiếng Anh có tên là gì? Nguyên nhân của xung đột? Kỹ năng giải quyết xung đột?

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Kết nạp Đoàn là gì? Quy trình thủ tục kết nạp Đoàn viên mới?

    Kết nạp Đoàn là gì? Quy trình thủ tục kết nạp Đoàn viên mới?

    Trợ cấp thất nghiệp là gì? Điều kiện, thủ tục và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

    Trợ cấp thất nghiệp là gì? Điều kiện, thủ tục và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp? Thẩm quyền giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện nay?

    Trợ cấp thôi việc là gì? Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm?

    Trợ cấp thôi việc là gì? Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm? Trường hợp nào không được hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng?

    Tống đạt là gì? Quy định của pháp luật về tống đạt văn bản tố tụng?

    Tống đạt là gì? Quy định của pháp luật về tống đạt văn bản tố tụng? Một số kinh nghiệm tống đạt văn bản?

    Hành vi phạm tội là gì? Phạm tội và tội phạm khác nhau thế nào?

    Hành vi phạm tội là gì? Phạm tội và tội phạm khác nhau thế nào? Có phải mọi hành vi phạm tội đều trái pháp luật?

    Ứng cử là gì? Quy định về quyền ứng cử, quyền bầu cử của công dân Việt Nam?

    Ứng cử là gì? Quy định về quyền ứng cử, quyền bầu cử của công dân Việt Nam? Một người có thể đồng thời ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được không? Những bất cập trong pháp luật bầu cử ở Việt Nam?

    Ủy nhiệm chi là gì? Cách ghi và quy trình thanh toán bằng ủy nhiệm chi?

    Uỷ nhiệm là gì? Cách ghi và quy trình thanh toán bằng ủy nhiệm chi? Trường hợp nào phải sử dụng uỷ nhiệm chi? Khi nào ủy nhiệm chi được xem là chứng từ hợp lệ?

    An ninh trật tự là gì? Nội dung và phương pháp quản lý nhà nước về an ninh trật tự

    An ninh trật tự là gì? Nội dung và phương pháp quản lý nhà nước về an ninh trật tự? Phương pháp quản lý nhà nước về an ninh trật tự?

    Góp vốn là gì? Vốn góp là gì? Quy định về các hình thức góp vốn?

    Góp vốn là gì? Vốn góp là gì? Quy định về các hình thức góp vốn?

    Tác giả là gì? Tác phẩm là gì? Quyền của tác giả đối với tác phẩm là gì?

    Tác giả là gì? Tác phẩm là gì? Quyền của tác giả đối với tác phẩm là gì?

    Công ty 100% vốn nước ngoài là gì? Đặc điểm, ưu nhược điểm?

    Công ty 100% vốn nước ngoài là gì? Đặc điểm của công ty 100% vốn nước ngoài? ưu và nhược điểm của công ty 100% vốn nước ngoài?

    Mẫu phiếu đánh giá xếp loại đoàn viên cuối năm mới nhất

    Mẫu phiếu đánh giá xếp loại đoàn viên cuối năm là gì? Mẫu phiếu đánh giá xếp loại đoàn viên cuối năm để làm gì? Mẫu phiếu đánh giá xếp loại đoàn viên cuối năm 2022? Hướng dẫn làm mẫu phiếu đánh giá xếp loại đoàn viên cuối năm?

    Bảo hiểm là gì? Quy định về bảo hiểm, tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm?

    Bảo hiểm là gì? Tái bảo hiểm là gì? Quy định về bảo hiểm, tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm? Các loại bảo hiểm phổ biến hiện nay?

    Cổ phần ưu đãi là gì? Quyền lợi của cổ đông ưu đãi được quy định như thế nào?

    Cổ phần ưu đãi là gì? Quyền lợi của cổ đông ưu đãi?

    Những điều Đảng viên không được làm theo quy định hiện hành

    Những điều Đảng viên không được làm theo quy định hiện hành. Đảng viên khi chưa có nghị quyết giới thiệu của tổ chức Đảng có thẩm quyền thì có được bầu và nhận nhiệm vụ không?

    Cá nhân cho thuê nhà có phải xuất hóa đơn và nộp thuế không?

    Cá nhân cho thuê nhà có phải xuất hóa đơn cho người thuê không? Cá nhân cho thuê nhà có phải nộp loại thuế nào không? Các loại thuế phải nộp khi cá nhân cho thuê nhà mới nhất?

    Đại lý du lịch là gì? Điều kiện thành lập công ty kinh doanh đại lý du lịch?

    Đại lý du lịch là gì? Điều kiện thành lập công ty kinh doanh đại lý du lịch? Thủ tục thành lập công ty du lịch lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế?

    Con ngoài giá thú là gì? Quy định pháp luật về con ngoài giá thú?

    Con ngoài giá thú là gì? Quy định của pháp luật về nuôi con ngoài giá thú?

    Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì? Quy định chi tiết?

    Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì? Quy định nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu? Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý?

    Tiền ký quỹ là gì? Tiền gửi ký quỹ là nguồn vốn hay tài sản?

    Tiền ký quỹ là gì? Tiền gửi ký quỹ là nguồn vốn hay tài sản? Các loại tiền gửi ký quỹ hiện nay? Ký quỹ để được phép hoạt động một số ngành nghề theo quy định?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá