Trách nhiệm của cha mẹ trong nuôi dưỡng con nuôi? Xử lý hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi?
Pháp luật nuôi con nuôi ở nước ta hiện nay quy định rằng tất cả các trường hợp nuôi con nuôi thì cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương và giáo dục con nuôi. Con nuôi hay con đẻ trong một gia đình phải được cha mẹ đối xử ngang bằng. Tuy nhiên, hiện trạng ngày nay không ít những gia đình chỉ coi trọng huyết thống của mình, phân biệt đối xử với con nuôi rất nhiều, gây không ít những ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Vậy những hành vi phân biệt đối xử này được quy định như thế nào, bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về vấn đề này.
Luật sư
* Cơ sở pháp lý:
–
–
–
1. Trách nhiệm của cha mẹ trong nuôi dưỡng con nuôi
Nuôi con nuôi là một hiện tượng thể hiện tính nhân đạo sâu sắc. Việc nuôi con nuôi có thể vì các mục đích khác nhau, có thể là nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích vật chất như có thể lao động, có người thờ tự, có người chăm sóc khi tuổi già,… hay những nhu cầu, lợi ích về tinh thần xuất phát từ lòng nhân đạo như sự cảm thông, sự chia sẻ,…
Nuôi con nuôi là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật cha me- con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi, khi họ không có quan hệ huyết thống trực hệ và được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo ý chí, nguyện vọng của các đương sự và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về các điều kiện xác lập quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.
Quan hệ cha mẹ nuôi- con nuôi phát sinh trên cơ sở sự kiện nhận nuôi con nuôi được pháp luật công nhận tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Việc nuôi con nuôi được công nhận có giá trị pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi.
Tại Khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi quy định như sau: “1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.” Theo quy định này, thì kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập thì cha mẹ nuôi có quyền và nghĩa vụ đối với con như chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự và con cũng có bổn phận phải yêu quý, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, cha mẹ nuôi và con nuôi có quyền hưởng di sản thừa kế của nhau theo pháp luật thừa kế…. Luật Nuôi con nuôi quy định giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con.
Dẫn chiếu từ quy định của Luật Nuôi con nuôi và
Cha mẹ nuôi có nghĩa vụ và quyền yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và lợi ích hợp pháp của con nuôi, tôn trọng ý kiến của con nuôi, chăm lo việc học tập, giáo dục để con nuôi phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu tạo gia đình, công dân có ích cho xã hội (Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014)
Khoản 4 Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ: “Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của gia đình”. Tuy nhiên, khi áp dụng thực tế vào quan hệ nuôi con nuôi thì quy định này cần phải được hiểu rộng thêm là cha mẹ nuôi không được phân biệt đối xử giữa các con và giữa con nuôi và con đẻ, và giữa những người con nuôi với nhau để đảm bảo mục đích của việc nuôi con nuôi và tránh nảy sinh phân biệt đối xử giữa các con. Vì trên thực tế, các gia đình nhận nuôi con nuôi thì vẫn có con đẻ hoặc có một số gia đình nhận nuôi từ hai người con nuôi trở lên. Cha mẹ nuôi không được ngược đãi hành hạ xúc phạm con nuôi, không được lạm dụng sức lao động của con nuôi chưa thành niên, không được xúi giục, ép buộc con nuôi làm những việc trái pháp luật và trái đạo đức xã hội.
Bên cạnh đó còn rất nhiều nghĩa vụ khác của cha mẹ nuôi đối với con nuôi như việc đại diện theo pháp luật của con nuôi, các trách nhiệm về tài sản đối với con nuôi,… nhưng trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ không đề cập đến vấn đề này.
2. Xử lý hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi
Trong thực tiễn tư vấn của chúng tôi, thì có yêu cầu tư vấn về vấn đề như sau:
“Vợ ông N vừa sinh đứa con đầu lòng thì bị bệnh viêm tử cung nên phải cắt bỏ, vì vậy 2 vợ chồng chỉ có một 1 đứa con trai này nên muốn nhận 1 đứa con gái nữa làm con nuôi. Tuy nhiên, khi cháu K (con nuôi) đã được 7 tuổi nhưng vợ chồng nhà ông N không cho đi học mà chỉ bắt ở nhà. Mặc dù được bà con hàng xóm khuyên nhủ xin cho cháu đi học nhưng vợ chồng ông vẫn không cho đi, trong khi đó đứa con đẻ của ông lại được đi học tử tế. Vậy vợ chồng ông N có được phân biệt đối xử với các con như vậy không?”
Như ở trên chúng tôi đã đề cập, cha mẹ nuôi có nghĩa vụ chăm sóc, thương yêu con nuôi và không được phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ. Việc nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội. Pháp luật nước ta không cho phép phân biệt đối xử giữa con đẻ, con nuôi, con đẻ và con nuôi có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau.
Việc pháp luật quy định về việc không được phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ nhằm đảm bảo quyền của con nuôi. Mục đích của việc nuôi con nuôi là nhằm để trẻ em được nhận làm con nuôi có một gia đình yêu thương, chăm sóc các em như chính bố mẹ sinh ra các em. Nếu cha mẹ nuôi có sự phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ sẽ sinh ra rào cản tâm lý đối với trẻ em được nhận làm con nuôi, không được yêu thương, chăm sóc, giáo dục đầy đủ khiến trẻ em đó phát triển không toàn diện về thể chất và tâm hồn, từ đó kéo theo hệ lụy của xã hội, khi đó, mục đích của việc nuôi con nuôi không đạt được. Hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi và con để có thể được thể hiện qua nhiều hoạt động khác nhau như việc ngược đãi, bắt con nuôi làm việc, không cho con nuôi ăn uống, mặc quần áo đầy đủ, không cho con nuôi đi học, chữa bệnh,…. đây chính là những hành vi mà chúng ta hoàn toàn có thể bắt gặp trong cuộc sống.
Chính vì vậy, việc vợ chồng ông N không cho cháu K đi học là đã có sự phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi. Hành vi này vừa vi phạm pháp luật vừa trái với đạo đức xã hội, không đảm bảo quyền được học tập, giáo dục của cháu K. Nếu vợ chồng ông N không chấm dứt ngay hành vi phân biệt đối xử của mình đối với con nuôi thì ông phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xét về khía cạnh hành vi không cho cháu K đi học nói riêng và các hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ nói chung, thì các hành vi vi phạm này đều là những hành vi có lỗi của cha mẹ nuôi. Cha mẹ nuôi biết được nghĩa vụ phải đảm bảo sự công bằng giữa đối xử với con nuôi và đối xử với con đẻ, nhưng do cố ý hoặc vô ý lại thực hiện các hành vi phân biệt đối xử đó. Hành vi phân biệt đối xử này xâm phạm nghiêm trọng đến quan hệ cha mẹ nuôi- con nuôi theo quy định của pháp luật- loại quan hệ được pháp luật bảo vệ.
Hiện nay, theo quy định tại Điều 62
“Điều 62. Hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi;”
Từ quy định này, thì có thể nhận thấy đối với hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ sẽ bị phạt hành chính với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Việc xử lý hành chính về hành vi phân biệt đối xử này nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi đó, tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng ở hiện tại và cả trong tương lai.