Trong bộ luật dân sự đã có quy định về cầm cố tài sản và cầm giữ tài sản, hai khái niệm này mặc dù bản chất đều là sử dụng với mục đích bảo vệ tài sản, bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người hiểu sai và áp dụng sai giá trị sử dụng của nó trong đời sống. Cầm giữ tài sản là gì? Phân biệt cầm cố tài sản và cầm giữ tài sản?
Mục lục bài viết
1. Quy định về cầm giữ tài sản là gì?
Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Theo quy định của
– Về việc cầm giữ tài sản chỉ áp dụng cho chính hợp đồng song vụ mà tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ đang cần phải thực hiện, không thể lấy tài sản là đối tượng của một quan hệ nghĩa vụ khác để thực hiện quyền cầm giữ tài sản. Bởi vì, xác định hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ cụ thể, mà không thể gộp nghĩa vụ của hợp đồng song vụ này vào nghĩa vụ hợp đồng song vụ khác cho dù bên có nghĩa vụ trong các hợp đồng song vụ được xác lập trước hay được xác lập sau cùng là một chủ thể.
Theo đó, cầm giữ tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ do luật định, áp dụng trong trường hợp bên có quyền (bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ có đặc điểm đền bù được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ phát sinh từ chính hợp đồng song vụ đó.
– Về xác lập cầm giữ tài sản theo quy định tại Điều 347 BLDS, căn cứ xác lập quyền cầm giữ được xác định từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.
+ Thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ, mà bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng song vụ là căn cứ để bên có quyền được quyền cầm giữ tài sản.
+ Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận hoặc luật định hoặc do các bên yêu cầu thực hiện cho nhau quyền và nghĩa vụ trong một ngày được xác định, nếu hợp đồng không quy định thời hạn. Việc xác định thời điểm xác lập quyền của bên cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ, là căn cứ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản
Theo đó, bên có quyền cầm giữ phải được xác định là người nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ. Mối liên hệ giữa trái quyền được bảo đảm phát sinh có quan hệ hữu cơ với đối tượng của quyền cầm giữ là tài sản.
– Về quyền của các bên cầm giữ theo quy định tại Điều 348 BLDS, bên cầm giữ tài sản có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ. Việc bên có quyền đang nắm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ là một lợi thế của bên có quyền
+ Trường hợp đối tượng của hợp đồng song vụ là động sản đang do người thứ ba chiếm hữu, khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, bên có quyền cầm giữ yêu cầu người thứ ba đang chiếm hữu động sản chuyển giao tài sản cho mình, nhưng người này không chuyển giao, thì quyền cầm giữ của bên có quyền có thể bị vi phạm bởi hành vi của người thứ ba. Khi đó, bên có quyền cầm giữ tài sản có quyền yêu cầu người thứ ba đang chiếm hữu tài sản giao tài sản cho mình cầm giữ hoặc chấp hành viên thực hiện quyền này.
Như vậy, trên thực tế bên có quyền phát sinh từ hợp đồng song vụ, mà đối tượng của hợp đồng lại đang do người thứ ba chiếm hữu, thì quyền của bên cầm giữ tài sản có nhiều nguy cơ bị xâm phạm hoặc không có tài sản để cầm giữ. Vì người thứ ba được xác lập quyền đối với tài sản đó, như xác lập quyền sở hữu hoặc quyền của người thứ ba đối với tài sản đã được đăng ký theo quy định của pháp luật.
Như vậy, quy định tại Điều 346 BLDS, bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, là một quy định đã dự liệu được những tình huống có thể phát sinh trên thực tế.
Trường hợp đối tượng của hợp đồng song vụ là bất động sản, việc chuyển giao bất động sản phải tuân theo những hình thức, thủ tục nhất định do luật định, cho nên bên có quyền nắm giữ đang chiếm hữu bất động sản, thì người thứ ba có quyền đối với bất động sản này vẫn có thể tiến hành thủ tục bán đấu giá. Quyền của người nắm giữ có thể được thanh toán bằng phương thức khác.
2. Phân biệt cầm cố tài sản và cầm giữ tài sản:
Sự giống nhau giữa cầm cố tài sản và cầm giữ tài sản là đều có mục đích là nhằm để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ với bên có quyền.
2.1. Về khái niệm:
– Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
– Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2.2. Về căn cứ phát sinh:
– Đối với cầm cố tài sản: Các bên thực hiện cầm cố tài sản trước khi hoặc ngay từ khi hợp đồng giao kết, đến thời điểm bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ tài sản cầm cố được đưa ra để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài sản cầm cố được đưa ra để xử lý để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
– Đối với cầm giữ tài sản: Cầm giữ tài sản chỉ bắt đầu khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ và nó kết thúc khi có một trong ba trường hợp được quy định tại khoản 3 điều 416 BLDS
2.3. Về đối tượng:
– Đối với cầm cố tài sản: Tài sản: bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, sử dụng tài sản hình thành trong tương lai để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác
– Đối với cầm giữ tài sản: Theo quy định tại Điều 295 Bộ Luật Dân sự 2015 thì tài sản được phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố, còn tài sản trong cầm giữ không quy định bắt buộc về tính sở hữu này. Tài sản cầm giữ là đối tượng của hợp đồng song vụ để bảo đảm cho chính việc thực hiện nghĩa vụ liên quan đến tài sản bị cầm giữ đó.
2.4. Về quyền chiếm giữ tài sản của người thứ ba:
– Đối với cầm cố tài sản: Trong biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng các bên có thể thỏa thuận bên thứ ba hoặc người thứ ba giữ tài sản cầm cố.
– Đối với cầm giữ tài sản: Trong biện pháp bảo đảm hợp đồng trong cầm giữ tài sản bên bị cầm giữ tài sản không có quyền cầm giữ tài sản, bên có quyền có thể tự mình cầm giữ tài sản giao cho người thứ ba cầm giữ tài sản mà không cần sự thỏa thuận của bên bị cầm giữ tài sản.
Khoản 2 Điều 314 Bộ Luật dân sự 2015 quy định bên nhận cầm cố có quyền xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Theo đó, Điều 303 quy định các bên có quyền thỏa thuận một trong các phương thức sau để xử lý tài sản cầm cố: Bán đấu giá tài sản; Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ; Phương thức khác
2.5. Xử lý tài sản khi biện pháp bảo đảm chấm dứt:
– Đối với cầm cố tài sản: Bên nhận cầm cố tài sản có quyền xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận, không được hưởng hoa lợi lợi tức từ tài sản cầm cố nếu không được bên cầm cố đồng ý.
– Đối với cầm giữ tài sản: Bên cầm giữ tài sản không có quyền xử lý tài sản cầm giữ, được thu hoa lợi và lợi tức từ tài sản cầm giữ và được dùng số hoa lợi, lợi tức này để bù trừ nghĩa vụ.
2.6. Về ý chí các bên:
– Đối với cầm cố tài sản: Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được áp dụng mà phải dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên ngay từ thời điểm thỏa thuận để ký kết hợp đồng.
– Đối với cầm giữ tài sản: Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được áp dụng mà không dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên. Đây là trường hợp duy nhất theo quy định của luật Việt Nam hiện hành mà biện pháp bảo đảm không được xác lập trên cơ sở thỏa thuận của các bên (hay hợp đồng) mà được xác lập bằng các quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy hao biện pháp cầm cố tài sản và cầm giữ tài sản mục đích chung là bảo vệ quyền và lợi ích thông qua hợp đồng nhưng khi phân tích riêng ra ta lại thấy hình thức, đối tượng và nghĩa vụ của mỗi bên là khác nhau. Cơ bản là về đối tượng của hai biện pháp cũng khác nhau. Trong cầm giữ tài sản thì đối tượng tài sản ở đây là bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình còn đối với cầm cố tài sản thì tài sản được phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố, còn tài sản trong cầm giữ lại không quy định bắt buộc người sở hữu.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Bộ luật dân sự 2015