Trong một số trường hợp có sai sót thông tin hộ tịch hoặc cần bổ sung thông tin hộ tịch, người dân có nhu cầu thay đổi hộ tịch hoặc cải chính hộ tịch. Cùng bài viết tìm hiểu thay đổi hộ tịch là gì? Phân biệt giữa cải chính hộ tịch và thay đổi hộ tịch?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thay đổi hộ tịch là gì?
- 2 2. Xử phạt hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch:
- 3 3. Thủ tục cải chính hộ tịch cho con ngoài giá thú:
- 4 4. Quy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch:
- 5 5. Thủ tục thay đổi hộ tịch trên giấy khai sinh do hay gây nhầm lẫn:
- 6 6. Thủ tục thay đổi họ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ:
1. Thay đổi hộ tịch là gì?
Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật. (Theo Khoản 10 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014)
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong trường hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch (theo Luật Hộ tịch). (Nhưng thay đổi họ, chữ đệm, tên trong bản chính giấy tờ hộ tịch lỗi do cá nhân đi khai lại thuộc phần thay đổi hộ tịch). Vậy trường hợp này thuộc cải chính hộ tịch, hay thay đổi hộ tịch?
Luật sư tư vấn:
Khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Khoản 10 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định:
“Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật.”
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, trường hợp thay đổi họ, chữ đệm, tên trong bản chính giấy tờ hộ tịch do lỗi của cá nhân khi đi khai, nếu là lỗi của người yêu cầu đăng ký hộ tịch thì sẽ xác định là cải chính hộ tịch.
2. Xử phạt hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi muốn hỏi trường hợp sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch là bị xử phạt như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Nếu chỉ xử phạt hành chính thì mức xử phạt là bao nhiêu? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 của
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cam đoan, làm chứng, sai sự thật về nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc;
c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi hoặc nhằm mục đích trục lợi khác.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”
Như vậy nếu sử dụng giấy tờ giả để thay đổi, cải chính hộ tịch thì tùy trường hợp bạn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định trên.
3. Thủ tục cải chính hộ tịch cho con ngoài giá thú:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Tôi họ Trần, chồng tôi họ Hà. Vì chồng tôi là con ngoài giá thú nên anh mang họ mẹ. Nhưng hiện tại chồng tôi đã nhận bố đẻ. Sắp tớ vợ chồng tôi sinh con. Bố chồng tôi muốn con của chúng tôi mang họ Lâm của ông trong khi bố của cháu vẫn mang họ Hà có được không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi! Tôi xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Tại khoản 2 Điều 26
“2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.”
Như vậy, họ của con bạn phải là họ của bạn hoặc họ của chồng bạn chứ không thể lấy họ ông nội làm họ cho con. Trong trường hợp này nếu con bạn muốn lấy họ của ông nội thì chồng bạn cần làm thủ tục cải chính hộ tịch từ họ Hà sang họ Lâm, sau đó mới đi làm thủ tục khai sinh cho bé thì lúc đó bé mới có thể lấy họ Lâm được.
4. Quy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch:
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi. Mọi giấy tờ chứng minh thư giấy đăng kí kết hôn giấy khai sinh cho con tôi sổ hộ khẩu đều tên là Nguyễn Đức Hải nhưng giấy khai sinh gốc của tôi lại là Nguyễn Mạnh Hùng giờ tôi muốn làm lại giấy khai sinh cho khớp với giấy chứng minh thư và các giấy tờ khác thì có được không và phải làm thế nào tôi xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền thay đổi họ, quyền thay đổi tên như sau:
“Điều 27. Quyền thay đổi họ
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.
Điều 28. Quyền thay đổi tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.”
Theo Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về giá trị pháp lý của giấy khai sinh quy định như sau:
“Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.”
Theo Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 luật này phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vây, trong trường hợp này, do việc sử dụng tên trong các loại giấy tờ của bạn khác so với tên họ được ghi trong giấy khai sinh thì phải làm thủ tục đính chính các thông tin trên các giấy tờ đó. Còn giấy khai sinh của bạn nếu muốn thay đổi phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì mới có thể làm thủ tục đính chính lại thông tin họ tên trên giấy khai sinh.
5. Thủ tục thay đổi hộ tịch trên giấy khai sinh do hay gây nhầm lẫn:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tên là Nguyễn Thị Ngọc, 24 tuổi, đã tốt nghiệp Đại Học. Tôi muốn đổi tên đệm của mình. Trong dòng họ tôi có cô tôi (lớn hơn tôi 1 tuổi), tên là Phạm Thị Ngọc, cháu họ (con chị tên là Nguyễn Lan Ngọc, bé hàng xóm nhà tôi tên là Phạm Thị Ngọc luôn, nhiều khi rất hay nhầm, nhầm cả bưu phẩm từ bưu điện (vì gia đình tôi ở quê không có số nhà). Luật sư có thể cho tôi hỏi, tôi có thể được đổi tên đệm không? Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 26 Luật Hộ tịch 2014 quy định phạm vi thay đổi hộ tịch như sau:
“1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.”
Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:
“1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.”
Theo như bạn trình bày, hiện nay bạn đủ 18 tuổi và có nhu cầu thay đổi tên đệm trên giấy khai sinh do đó bạn sẽ được thay đổi lại tên đệm theo thủ tục tại Điều 28
– Hồ sơ:
+ Tờ khai thay đổi hộ tịch theo mẫu tại Thông tư 15/2015/TT-BTP.
+ Giấy khai sinh bản chính của bạn.
– Nơi thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi bạn đang có hộ khẩu thường trú.
– Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giây tờ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
6. Thủ tục thay đổi họ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chú tôi trong CMND tên là Phùng Văn Minh. SN: 1969; nhưng do ông bà bỏ nhau từ năm 1980 bố của chú Minh bỏ đi lấy bà 2. Năm chú tôi lấy vợ, sinh con, làm hộ khẩu đều lấy họ của bà Trịnh Văn Minh; các con cũng mang họ Trịnh. Vậy chú tôi có làm lại được giấy khai sinh lấy họ của mẹ đẻ đã mất là họ Trịnh không?
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 26
“Điều 26. Phạm vi thay đổi hộ tịch
1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.”
Công dân có quyền thay đổi họ trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định pháp luật dân sự.
Khoản 1 Điều 27
– Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
– Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
– Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
– Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
– Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
– Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
– Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
– Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Như vậy, chú của bạn có quyền yêu cầu thay đổi họ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ.
Người yêu cầu thay đổi hộ tịch phải nộp tờ khai yêu cầu đăng ký thay đổi hộ tịch theo mẫu và các giấy tờ liên quan, trường hợp này cần bổ sung giấy khai sinh mẹ của chú bạn, chứng minh thư nhân dân của chú bạn, sổ hộ khẩu gia đình tới ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch ban đầu hoặc nơi hiện nay đang sinh sống để yêu cầu giải quyết.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy việc thay đổi hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp thay đổi Giấy khai sinh thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi Giấy khai sinh.