Thế nào là bị can? Thế nào là bị cáo? Khi nào thì một người bị coi là bị cáo? Quyền của bị can, bị cáo được quy định như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Thế nào là bị can? Thế nào là bị cáo? Khi nào thì một người bị coi là bị cáo? Quyền của bị can, bị cáo được quy định như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định về bị can bị cáo như sau
Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự ( Khoản 1 Điều 49) còn bị Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử ( Khoản 1 Điều 50)
Khoản 2 Điều 49 quy định quyền của bị can
a) Được biết mình bị khởi tố về tội gì;
b) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
c) Trình bày lời khai;
d) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
đ) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
e) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;
g) Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Khoản 2 Điều 50. Bị cáo quy định về quyền của bị cáo
a) Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của
b) Tham gia phiên toà;
c) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
d) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;
g) Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa;
h) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
i) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án;
k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong một số trường hợp đặc biệt
– Các quyền và nghĩa vụ chung của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự
– Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại