Khái quát về hoạt động công chứng? Phạm vi và nội dung quản lý nhà nước về hoạt động công chứng?
Các cơ quan nhà nước phải thực hiện hàng loạt các hoạt động công dẫn đến số lượng công việc quá tải cũng như đến hiệu quả không cao, trên cơ sở xã hội hóa, một số hoạt động đáng lẽ thuộc thẩm quyền nhà nước được trao cho một số tổ chức hành nghề trong xã hội, đặc biệt là tổ chức hành nghề công chứng. Vai trò của các công chứng viên được thể hiện trong hoạt động cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch dân sự và phòng ngừa tranh chấp từ đó góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế – xã hội. Chính vì là sự ủy nhiệm từ phía nhà nước, cùng với vai trò đặc biệt quan trọng do đó, hoạt động công chứng phải được quản lý một cách chặt chẽ và thống nhất.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về hoạt động công chứng?
Việc xác định khái niệm công chứng là vấn đề mấu chốt của hoạt động công chứng, kế thừa và phát triển các quy định trong các văn bản pháp luật trước đây,
Hợp đồng, giao dịch có công chứng được coi là hình thức mang tính xác thực cao nhất và thường được pháp luật quy định với các trường hợp sau: (i) Đối với các hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp; (ii) Đối tượng của nó là những tài sản mà Nhà nước cần phải quản lý, kiểm soát.
Như vậy, căn cứ vào khái niệm trên cá nhân, tổ chức tiến hành công chứng trong hai trường hợp:
– Trường hợp 1: Hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của pháp luật phải công chứng, thường theo quy định của Bộ luật dân sự, ví dụ tặng cho bất động sản; di chúc có công chứng; lựa chọn người giám hộ;…
– Trường hợp 2: cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng nhằm đảm bảo tính an toàn pháp lý trong giao dịch dân sự, ví dụ: hợp động cho vay tiền, hợp đồng mượn xe,…
Về ý nghĩa:
Hợp đồng, giao dịch có công chứng sẽ bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên khi tham gia giao kết. Việc đảm bảo tính an toàn pháp lý được thể hiện ở chỗ: công chứng viên xác nhận tính xác thực, tính hợp pháp của những tình tiết trong nội dung hợp đồng, giao dịch, bảo đảm cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên ngay từ khi giao kết, kiểm tra năng lực hành vi, tính tự nguyện, chữ ký của các chủ thể tham gia hợp đồng, giao dịch, kiểm tra nội dung và mục đích của hợp đồng, giao dịch có vi phạm điều cấm của pháp luật, có trái đạo đức hay không, đối tượng hợp đồng, giao dịch là có thật hay giả mạo, hình thức của hợp đồng, giao dịch có phù hợp với quy định của pháp luật không.
Trong trường hợp nếu có tranh chấp xảy ra thì văn bản công chứng là chứng cứ tin cậy nhất để các chủ thể tham gia hợp đồng, giao dịch tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; đồng thời đây cũng là chứng cứ để Tòa án, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng.
So sánh với quy định về khái niệm trong Luật Công chứng năm 2006: “Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. Có thể thấy rằng, khái niệm ở Luật công chứng 2014 đã mở rộng hơn, áp dụng đối với cả đối tượng là bản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
Chính vì vai trò, ý nghĩa quan trọng như phân tích ở trên mà người hoạt động công chức phải đảm bảo các nguyên tắc: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; Khách quan, trung thực; Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng.
2. Phạm vi và nội dung quản lý nhà nước về hoạt động công chứng?
Quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi.
Từ khái niệm này, có thể hiểu quản lý nhà nước về hoạt động công chứng là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, do cơ quan nhà nước (cơ quan hành chính) thực hiện nhằm xác lập trật tự trong hoạt động công chứng, đảm bảo sự ổn định và phát triển trong lĩnh vực công chức theo đúng mục tiêu đã được đề ra.
Quản lý nhà nước về công chức được quy định tại Chương VIII Luật Công chứng năm 2014. Tác giả sẽ có sự phân tích cụ thể dưới đây:
– Trước hết, Quản lý nhà nước về hoạt động công chứng được trao quyền cho các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: Chính phủ; Bộ Tư pháp; trách nhiệm phối hợp của các bộ, cơ quan ngang bộ khác; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở tư pháp.
– Thứ hai, về phạm vi và nội dung quản lý nhà nước về hoạt động công chứng, cụ thể:
Đối với Chính phủ: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chứng. Sự thống nhất quản lý này hoàn toàn phù hợp với vị trí và vai trò trong bộ máy nhà nước- cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
Đối với Bộ tư pháp: Cơ quan này phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng, thực hiện quản lý ở cấp trung ương với nhiệm vụ, quyền hạn:
– Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công chứng;
– Xây dựng, trình Chính phủ ban hành chính sách phát triển nghề công chứng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng trong cả nước;
– Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, triển khai, quản lý việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng trong cả nước;
– Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề công chứng;
– Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên;
– Phê duyệt Điều lệ của tổ chức xã hội – nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những văn bản, quy định của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên trái với quy định của Hiến pháp, Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động công chứng theo thẩm quyền;
– Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về hoạt động công chứng;
– Quản lý và thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động công chứng;
– Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Đối với Bộ Ngoại giao: có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cho viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng; định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Thực tế, ngoài Chính phủ và Bộ tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thì các bộ, cơ quan ngang bộ chỉ thực hiện trách nhiệm quản lý dựa trên sự phối hợp với Bộ tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Đối với Ủy ban nhân dân: Nếu như Bộ tư pháp quản lý công chứng ở trung ương, thì Ủy ban nhân dân thực hiện quản lý ở địa phương với nhiệm vụ, quyền hạn sau:
– Tổ chức thi hành, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề công chứng;
– Thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
– Quyết định thành lập Phòng công chứng, bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho các Phòng công chứng; quyết định việc giải thể hoặc chuyển đổi Phòng công chứng theo quy định của Luật này;
– Ban hành tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng; quyết định cho phép thành lập, thay đổi và thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng, cho phép chuyển nhượng, hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng;
– Ban hành mức trần thù lao công chứng tại địa phương;
– Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng theo thẩm quyền; phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác kiểm tra, thanh tra về công chứng;
– Báo cáo Bộ Tư pháp về việc thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; cho phép thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng trên địa bàn. Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động công chứng tại địa phương để tổng hợp báo cáo Chính phủ;
– Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Có thể thấy, vai trò của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khá lớn trong việc quản lý nhà nước về công chứng, bởi thực chất, việc quản lý hiệu quả ở địa phương sẽ tạo tính hiệu quả ở trung ương hay toàn bộ hệ thống.
Với tư cách là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân, Sở Tư pháp chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.