Pháp luật Việt Nam tôn trọng chế độ một vợ một chồng dựa trên cơ sở tự nguyện của cả hai. Tuy nhiên theo luật hôn nhân gia đình cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Vậy phạm vi ba đời là gì? Cách thức xác định phạm vi ba đời để kết hôn như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phạm vi ba đời theo quy định của pháp luật:
Theo khoản 18 Điều 3
2. Các hành vi bị cấm trong luật hôn nhân và gia đình:
Theo quy định tại Điều 5
Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình cấm các hành vi sau đây:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.
Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình. Tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ:Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”. Trong đó, điểm a Khoản 2 Điều 5 quy định về một trong các trường hợp cấm kết hôn, đó là kết hôn giả tạo.Thực tế, kết hôn giả tạo vẫn được đảm bảo về mặt thủ tục và các cặp vợ chồng vẫn được cấp hôn thú. Tuy nhiên, mục đích kết hôn không đảm bảo, việc kết hôn và các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức trên mặt giấy tờ, chứ hai người không hề chung sống với nhau hoặc nhanh chóng ly hôn sau khi đã đạt mục đích.
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;Theo khoản 8, Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014, “Tảo hôn là hành vi lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.”Trong đó điểm a, khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về điều kiện kể hôn như sau: Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;Như vậy, có thể thấy Tảo hôn là hành vi hai bên nam nữ kết hôn với nhau khi một hoặc cả hai bên chưa đủ điều kiện về độ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật, cụ thể, nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi. Trên thực tế, có trường hợp tảo hôn có đăng ký kết hôn và có trường hợp tảo hôn không đăng ký kết hôn.
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Yêu sách của cải trong kết hôn.Thực tế hiện nay việc nam nữ tự do tìm hiểu, tự do lựa chọn người bạn đời; hoặc sau khi kết hôn, tùy theo sự sắp xếp, thỏa thuận giữa hai gia đình, vợ, chồng có thể cư trú ở nhà vợ hoặc ở nhà chồng; cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục con nên người, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con gây ra… là những phong tục, tập quán phù hợp với quy định của pháp luật, được nhà nước khuyến khích áp dụng. Tuy nhiên, những tập tục lạc hậu như “thách cưới” những hành vi mà pháp luật cấm thực hiện, cụ thể:Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, hành vi “yêu sách của cải trong kết hôn” là một trong các hành vi bị cấm. Yêu sách của cải trong kết hôn được hiểu là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ (khoản 12 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).Khoản 2 Điều 9 của Văn bản hợp nhất số 8015/VBHN-BTP ngày 10/12/2013 về việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số còn quy định: “Nghiêm cấm việc thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché… để dẫn cưới) và các hành vi cản trở việc kết hôn hoặc xâm phạm đến nhân phẩm của người phụ nữ”.Căn cứ các quy định vừa trích dẫn ở trên có thể thấy việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ hoặc việc” thách cưới” mang tính chất gả bán là các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình.
- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
- Bạo lực gia đình;
- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
3. Cách thức xác định phạm vi ba đời để kết hôn:
Pháp luật Việt Nam (Luật Hôn nhân gia đình) có quy định rõ việc cấm kết hôn “cận huyết thống” nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nòi giống. Hôn nhân “cận huyết thống” được quy định là hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc trong phạm vi 3 đời.
Theo luật thì những người trong phạm vi ba đời được xác định như sau:
- Đời thứ nhất là cha mẹ;
- Đời thứ hai là anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha;
- Đời thứ ba là anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì.
Tại điểm c.3 mục 1 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của
4. Xử lý vi phạm hành chính:
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào công ty Luật Dương Gia, em có một vấn đề vướng mắc cần nhờ luật sư tư vấn kính mong công ty giải đáp giúp em ạ. Em năm nay 24 tuổi , bạn gái của em năm này 20 tuổi. Em và bạn gái quen nhau được một năm và cuối năm nay sẽ dự định kết hôn nhưng qua tìm hiểu gần đây thì em mới biết là bạn gái em và em là anh em đời thứ 5 thì không biết em và bạn gái kết hôn thì có vi phạm pháp luật không a. Em cảm ơn luật sư ạ
Trả lời:
Trước hết bạn cần đối chiếu với các quy định trên để kiểm tra xem bạn và bạn gái có thuộc mối quan hệ 3 đời hay không. Hiện nay pháp luật cấm kết hết trực hệ trong phạm vi ba đời, trường hợp kết hôn trong phạm vi 3 đời theo Khoản 2, điều 59 của nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;
đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.”
Như vậy, trong trường hợp trên của bạn và bạn gái của bạn không thuộc phạm vi ba đời nên việc kết hôn giữa hai bạn hoàn toàn không vướng phải về vấn đề gì liên quan đến pháp luật.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
- Luật hôn nhân và gia đình 2014.
-
Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.