Tội gây rối trật tự công cộng: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù bao nhiêu? Hành vi gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội xử lý như thế nào?
Pháp luật ra đời với mục đích đưa các quan hệ xã hội được điều chỉnh trong khuôn khổ dẫn tới mục đích ổn định xã hội, ổn định đời sống của người dân. Tuy nhiên trong quá trình thực thi pháp luật để đảm bảo quyền của công dân, đảm bảo sự ổn định an ninh cho đất nước nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn bởi các hành vi quấy rối của các đối tượng không tuân thủ pháp luật. Trong đó tội phạm về gây rối trật tự công cộng hiện nay diễn ra phổ biến và có những trường hợp gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho xã hội nhưng đối với pháp luật quy định thì dấu hiệu cấu thành tội phạm không rõ ràng dẫn tới việc rất khó khăn trong việc áp dụng pháp luật đối với những hành vi quấy rối.
Gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm pháp luật và bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi gây ra hậu quả đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm. Đây là hành vi cố ý gây náo động bằng các hình thức như tụ tập đông người đánh nhau, gây mất trật tự, phá phách tài sản ở những nơi nhiều người qua lại, là nơi sinh hoạt của nhiều người như ở các khu dân cư, cơ quan, công viên… làm cho những người xung quanh hoảng sợ hay mọi hoạt động xung quanh đều bị trì trệ, gây ách tắc giao thông gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Tội gây rối trật tự công cộng trong pháp luật hiện hành được quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 với các dấu hiệu cấu thành tội phạm và mức xử phạt như sau:
Luật sư
Vấn đề thứ nhất về dấu hiệu cấu thành tội gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.
Thứ nhất, về mặt chủ thể của tội gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.
Chủ thể của tội phạm gây rối trật tự công cộng bị truy cứu trách nhiệm hình sự là chủ thể bình thường của pháp luật hình sự. Tất cả mọi người đều có thể là chủ thể của tội gây rối trật tự công cộng nếu đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, theo quy định tại điều 12
Thứ hai, về mặt khách thể của tội phạm của tội gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.
Đối với khách thể của tội gây rối trật tự công cộng là tội phạm xâm phạm đến trật tự an ninh xã hội, cuộc sống sinh hoạt ổn định của cộng đồng. Ngoài ra còn xâm phạm đến các hoạt động đi lại, làm việc, vui chơi nguyên tắc an toàn nơi công cộng tại nơi có nhiều người qua lại, đồng thời xâm phạm đến sức khỏe, tài sản của những người xung quanh. Hành vi này cũng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện những đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong quá trình ổn định đời sống của người dân.
Thứ ba, về mặt khách quan của tội phạm gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.
Đối với mặt khách quan của tội phạm gây rối trật tự công cộng thể hiện ở hai phương diện về hành vi khách quan và hậu quả gây ra của hành vi này. Trước hết về hành vi khách quan của tội gây rối trật tự công cộng được thể hiện ở nhiều cách thức khách nhau như người có hành vi phạm tội này tiến hành tổ chức tụ tập nhiều người làm náo động, gây ồn ào, mất trật tự ở nơi nhiều người sinh hoạt và qua lại; có hành vi đánh nhau làm mất trật tự ở nơi công cộng; hay cố ý phá hoại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức , cá nhân ở những nơi có đông người. Người có hành vi vi phạm luôn có thái độ coi thường những nơi đông người, có những lời nói và hành vi thô bạo làm ảnh hưởng đến người khác, khiến cho những người xung quanh hoảng sợ.
Về hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng gây ra những hậu quả nhất định với sự ổn định, anh ninh trật tự của xã hội, về sức khỏe, tài sản, tinh thần của cộng đồng. Về mặt hậu quả của tội phạm này là điều bắt buộc với những đối tượng vi phạm lần đầu để truy cứu trách nhiệm hình sự, còn nếu đối tượng này đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay đã từng bị xử phạt hành chính thì không phải là dấu hiệu bắt buộc phải có.
Thứ tư về mặt chủ quan của tội phạm gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.
Đối với mặt chủ quan của tội phạm này thì chủ thể có hành vi vi phạm có đầy đủ năng lực hành vi biết rõ hành vi của mình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trật tự an ninh xã hội, lối sống lành mạnh ổn định của xã hội, quy tắc sinh hoạt, đi lại, vui chơi của người khác nhưng vẫn thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Vấn đề thứ hai về các mức xử phạt về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật. Tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại điều 318 Bộ luật hình sự 2015 quy định về các mức hình phạt như sau:
Khung hình phạt thứ nhất quy định ở khoản 1 điều 318 Bộ luật hình sự 2015 quy định về mức phạt bao gồm các hình thức về xử phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ và mức phạt tù. Theo đó nếu đối tượng nào có hành vi vi phạm pháp luật về tội cố ý gây rối trật tự nơi đông người sẽ bị xử phạt tiền từ 5 triệu đến dưới 50 triệu, ngoài ra nếu hậu quả của hành vi nghiêm trọng hơn thì có thể bị phạt đến 2 năm cải tạo không giam giữ hay các mức hình phạt tù đến 2 năm tù. Đây là khung hình phạt cơ bản với các hành vi đã đủ dấu hiêụ cấu thành truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng mức độ vi phạm và hậu quả chưa ở mức quá nghiêm trọng nhưng đã có sự ảnh hưởng nhất định đến người khác và làm ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tội gây rối trật tự công cộng mức hình phạt thế nào?
- 2 2. Thế nào là gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng?
- 3 3. Phạm tội gây rối trật tự công cộng có sử dụng vũ khí
- 4 4. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội gây rối trật tự công cộng
- 5 5. Tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật hình sự 2015
1. Tội gây rối trật tự công cộng mức hình phạt thế nào?
Tội gây rối trật tự công cộng được quy định cụ thể về hành vi vi phạm, lỗi, khung hình phạt và các quy định khác liên quan đến hành vi gây rối trật tự công cộng, cụ thể như sau:
Theo điều 235 “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009 thì Tội gây rối trật tự công cộng được quy định như sau:
“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tôi phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì chỉ người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạ đặc biệt nghiêm trọng.
Nếu hành vi gây rối trật tự công cộng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm
Tội gây rối trật tự công cộng là tội xâm phạm đến an toàn công cộng, đến quy tắc, sinh hoạt, đi lại, làm việc, vui chơi… ở nơi công cộng.
3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm
a) Hành vi khách quan
Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối bằng nhiều phương thức khác nhau như: tập trung đông người ở nơi công cộng gây náo động làm mất trật tự công cộng; đập phá các công trình ở nơi công cộng, đập phá các tài sản trong các quán ăn, quán giải khát có đông người…
Khi xác định hành vi gây rối trật tự cần phải phân biệt với hành vi tuy có gây rối trật tự công cộng nhưng đã cấu thành một tội phạm khác thì người có hành vi gây rối chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng mà họ đã thực hiện, mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng.
Thực tiễn xét xử cho thấy, đối với hành vi gây rối trật tự công cộng thường là hành vi khởi đầu cho những hành vi phạm tội khác kế tiếp như: giết người, cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản… Tuy nhiên, cũng có trường hợp từ hành vi phạm tội khác mà dẫn đến hành vi gây rối trật tự công cộng như: tổ chức đua xe trái phép, đua xe trái phép, đánh bạc, vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ… Những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trong các trường hợp này là người có liên quan đến hành vi phạm tội khác nhưng vì không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm đó.
b) Hậu quả
Hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng là thiệt hại vật chất và phi vật chất được xác định là nghiêm trọng cho xã hội.
Hậu quả vừa là dấu hiệu bắt buộc, vừa là không phải dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
Là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc tuy đã bị kết án về tội này nhưng đã được xóa án tích.
Không phải là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã được kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao thì coi là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi gây rối trật tự công cộng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;
– Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
– Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên;
– Gây cho người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên;
– Gây cho nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật cảu tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.
Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khỏe và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách cảu Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội…Trong các trường hợp này phải tùy vào các trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phài là nghiêm trọng hay không.
Khi xác định hậu quả của hành vi phạm tội cần chú ý: có thể trong vụ án gây rối trật tự công cộng thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản đã là hậu quả cảu hành vi phạm tội khác và người phạm tội khác đó đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác nhưng vẫn được tính là hậu quả nghiêm trọng của hành vi gây rối để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi gây rối.
c) Các dấu hiệu khách quan khác
Ngoài hành vi, hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, nhà làm luật không quy định dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc cảu cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, khi xác định hành vi phạm tội gây rối cần nghiên cứu các quy định của nhà nước về các quy tắc, trật tự ở nơi công cộng.
4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng là do cố ý.
2. Thế nào là gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 245 Bộ luật hình sự: “Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Tại Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP thì coi là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi gây rối trật tự công cộng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a. Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;
b. Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
c. Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;
d. Chết người;
đ. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;
e. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;
g. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;
h. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.
Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội…
Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không.
3. Phạm tội gây rối trật tự công cộng có sử dụng vũ khí
Tóm tắt câu hỏi:
Chồng tôi có sang làng bên cạnh khi đi có mang theo côn và có đánh người làng bên, giờ chồng tôi bị công an khởi tố về tội gây rối trật tự nơi công cộng. Người bị đánh đã bị thương tích nặng nhưng đó là thương tích do người khác đánh (cùng bị đánh hôm đó, cùng thời điểm đó). Vậy chồng tôi sẽ bị xử phạt thế nào ? Có phải đi tù không ? Công an có thể tạm giam chồng thôi không ?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự.
Điều 245 “Bộ luật hình sự năm 2015” (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định như sau:
“Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
Như vậy, ở đây chồng bạn có sử dụng côn để gây rối trật tự công cộng, hành vi này đã phạm vào Tội gây rối trật tự công cộng với tình tiết có dùng vũ khí quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 245 “Bộ luật hình sự năm 2015” (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Và với hành vi này chồng bạn có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Thứ hai, về vấn đề tạm giam.
Khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định như sau:
“Điều 88. Tạm giam
1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.”
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 thì chồng bạn có thể bị tạm giam nếu chồng bạn có thể bị tạm giam nếu có biểu hiện trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội (ví dụ: đang có hành vi trốn, chuẩn bị trốn, che giấu công cụ, phương tiện phạm tội …).
Đối với hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 2 Điều 245 “Bộ luật hình sự năm 2015” (sửa đổi, bổ sung năm 2009), tức tội phạm nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam để điều tra là không quá 3 tháng. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam thì thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá 2 tháng và lần thứ hai không quá 1 tháng.
4. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội gây rối trật tự công cộng
Tóm tắt âu hỏi:
Cho tôi hỏi như thế nào thì mới bị coi là phạm tội gây rối trật tự công cộng; nếu đã bị xử phạt hành chính hành vi quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP mà vi phạm lần thứ 2 tiếp theo có bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội gây rối trật tự công cộng không?
Luật sư tư vấn:
Điều 245 “Bộ luật hình sự 2015” quy định tội gây rối trật tự công cộng:
“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
“Gây rối trật tự công cộng” là hành vi gây náo động, hò hét gây mất trật tự ở những nơi công cộng như ngoài đường phố, khu dân cư, công viên…Hành vi này gây nên sự xáo trộn, hoảng sợ cho những người xung quanh.
– Người phạm tội gây rối bằng rất nhiều các hình thức khác nhau như: tập trung đông người nơi công cộng gây náo động; hò hét đuổi đánh nhau gây hỗn loạn nơi công cộng; đập phá các tài sản nơi công cộng hay đập phá các quán xá, quán ăn, rạp chiếu phim…đông người.
Khoản 1 Điều 245 “Bộ luật hình sự 2015” đã quy định rõ: “Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này … mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”
Như vậy, nếu một người đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP vi phạm quy định về trật tự công cộng, mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 245 “Bộ luật hình sự 2015” tội gây rối trật tự công cộng.
5. Tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật hình sự 2015
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi luật sư một việc sau: Năm 2013 tôi bị xử phạt hành chính về tội sử dụng ma tuý. Và đến tháng 9 năm 2015 tôi bị tội gây rối trật tự công cộng. Và tôi được tại ngoại giờ tôi lại bị xử lý. Trong cáo trạng tội của tôi bị ở Khoản 1, Điều 245. Vậy luật sư cho tôi hỏi việc sử dụng ma tuý của tôi đã được xoá án tích chưa? Và tội gây rối của tôi sử sẽ bị mức án thế nào? Xin luật sư tư vấn cho tôi?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 245, Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 khi quy định về tội gây rối trật tự công cộng đã ghi nhận như sau:
“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
Luật sư tư vấn pháp luật hành vi gây rối trật tự công cộng:1900.6568
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm”.
Theo quy định trên ta thấy, liên quan đến việc để truy cứu trách nhiệm hình sự được với tội phạm tại Điều 245, Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 phải nằm trong hai trường hợp :
+ Gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Người phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 245 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009, thì người phạm tội gây rối trật tự công cộng sẽ bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm, là tội phạm ít nghiêm trọng. Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp hình phạt tiền; nếu có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến hai năm tù.
Về trường hợp bạn bị xử lý hành chính về việc sử dụng ma túy. Trước tiên, cần hiểu về tiền án và tiền sự. Cụ thể:
– Người có tiền án (án tích) là người đã bị kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án. Người được xóa án tích thì coi như chưa bị kết án. Bộ luật Hình sự quy định nhiều hình thức xóa án tích: đương nhiên được xóa án tích (ví dụ, người nào bị tòa án tuyên phạt tù đến 3 năm, đã chấp hành xong hình phạt và 3 năm sau không phạm tội mới, thì đương nhiên được xóa án tích); xóa án tích theo quyết định của tòa án (áp dụng với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội ác chiến tranh); xóa án tích trong trường hợp đặc biệt (ví dụ: người đã thi hành xong hình phạt tiến bộ rõ rệt, được chính quyền địa phương nơi cư trú đề nghị tòa xóa án tích).
– Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính. Thời hạn để được xóa tiền sự được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể tại Điều 7 đã quy định thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:
“1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.”
Như vậy có thể thấy sự khác nhau cơ bản về tiền án, tiền sự đó là: Người bị coi là có tiền án khi đã bị kết án, chưa bị xóa án (có quyết định của tòa án); còn người bị coi là có tiền sự khi người đó có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không có quyết định của tòa. Trong trường hợp của bạn, bạn chỉ bị xử phạt về hành vi sử dụng ma túy mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không có quyết định của tòa án. Do đó, trường hợp của bạn là tiền sự và thời hạn để tự xóa tiền sự của bạn là một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt.