Tái hòa nhập cộng đồng đòi hỏi sự nỗ lực của chính người đó và sự giúp đỡ của những người xung quanh, cũng như chính quyền nơi họ trở về sinh sống. Theo quy định hiện nay thì nhạm nhân ra tù được tư vấn về tâm lý, lao động không?
Mục lục bài viết
1. Phạm nhân ra tù được tư vấn về tâm lý, lao động không?
Chào Luật sư! Em hiện đang là sinh viên năm nhất. Nhóm chúng em hiện đang làm đề tài nghiên cứ khoa học liên quan về vấn đề phạm nhân ra tù được tư vấn về tâm lý, lao động không? Vấn đề này không quá khó, tuy nhiên vì xuất thân là một sinh viên năm nhất nên em chưa hiểu rõ được toàn bộ nội dung của vấn đề này. Do đó, rất mong Luật sư có thể tư vấn giúp em về theo quy định hiện nay thì phạm nhân ra tù được tư vấn về tâm lý, lao động không? Em xin chân thành cảm ơn Luật sư ạ!
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Chúng tôi gửi tới bạn câu trả lời liên quan tới câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân như sau:
– Trong thời gian khoảng hai tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc sau khi đã có kết quả về thẩm định nhất trí đề nghị đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện của cơ quan có thẩm quyền, các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân.
– Tư vấn về tâm lý nhằm cung cấp cho phạm nhân được các kiến thức, giúp họ định hướng và nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Nội dung tư vấn bao gồm:
+ Tư vấn về tình cảm, hôn nhân, gia đình, sức khỏe; phòng, chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội;
+ Tư vấn về việc xóa bỏ mặc cảm, tự ti; xây dựng lên ý chí, niềm tin, khả năng ứng phó, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng;
+ Tư vấn về lao động, việc làm, sử dụng đối với các ngành nghề đã được học, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác có liên quan.
– Phương pháp tư vấn tâm lý cho phạm nhân:
+ Các cơ sở giam giữ phạm nhân sẽ tổ chức cho phạm nhân thực hiện đăng ký nhu cầu tư vấn bằng phiếu nêu các nội dung cần được tư vấn hoặc chủ động phát hiện các vướng mắc cần được tư vấn của phạm nhân, từ đó sẽ phân công cán bộ có kinh nghiệm, có hiểu biết về các lĩnh vực để thực hiện việc tư vấn trực tiếp cho phạm nhân. Có thể tư vấn riêng cho từng phạm nhân hoặc tư vấn nhóm cho số phạm nhân có cùng nội dung tư vấn;
+ Việc tổ chức tư vấn riêng sẽ phải được thực hiện trong các phòng tư vấn và có trang bị bàn ghế để làm việc và các phương tiện cần thiết phục vụ cho việc tư vấn.
– Phạm nhân đang chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù thì sẽ được hỗ trợ về các thủ tục pháp lý như: đăng ký hộ tịch; đăng ký cư trú; cấp căn cước công dân; đăng ký kinh doanh, vay vốn, ký kết
– Các cơ sở giam giữ phạm nhân có thể mời cán bộ của ngành Tư pháp, Hội Luật gia,Hội Liên hiệp Thanh niên, Giáo dục và Đào tạo, trường đại học, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm dịch vụ việc làm, các doanh nghiệp hoặc các cơ quan chức năng khác đến tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân. Những người thuộc cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội đến tư vấn, hỗ trợ tới các thủ tục pháp lý cho phạm nhân phải được lãnh đạo cơ quan, tổ chức đó giới thiệu đến làm việc bằng văn bản và được Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đồng ý bố trí làm việc.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì trong thời gian 2 tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc sau khi có kết quả thẩm định nhất trí đề nghị đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện thì phạm nhân sẽ được cơ sở giam giữ tổ chức tư vấn tâm lý.
2. Phạm nhân khi ra tù có được tổ chức định hướng nghề nghiệp hay không?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định định hướng nghề nghiệp, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho phạm nhân như sau:
– Các cơ sở giam giữ phạm nhân sẽ phải có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá năng lực, điều kiện, hoàn cảnh nhu cầu của từng phạm nhân để hướng dẫn họ lập kế hoạch trong việc tái hòa nhập cộng đồng cho bản thân; phối hợp với các Trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp thông tin thị trường lao động, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho phạm nhân.
– Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của phạm nhân, thị trường lao động và điều kiện cụ thể, thời gian trước ba tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, các cơ sở giam giữ phạm nhân lập kế hoạch, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, cấp chứng chỉ nghề cho phạm nhân.
– Phạm nhân được xác định là người dưới 18 tuổi được ưu tiên đào tạo nghề, nâng cao tay nghề để có điều kiện thuận lợi tái hòa nhập cộng đồng.
– Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức đào tạo nghề để nâng cao tay nghề, cấp chứng chỉ nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù và liên hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giới thiệu, tạo việc làm cho họ.
Theo đó, thì phạm nhân sẽ được cơ sở giam giữ tổ chức phối hợp với các Trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp thông tin thị trường lao động, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho phạm nhân.
3. Tái hòa nhập cộng đồng đối với người đã chấp hành xong hình phạt tù:
Theo quy định tại Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 15/6/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng (Nghị định số 49/2020), thì tái hòa nhập cộng đồng được hiểu là nhiệm vụ của rất nhiều cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương. Việc tổ chức để tái hòa nhập cộng đồng sẽ giúp người chấp hành xong hình phạt tù sau khi đã thực hiện xong hình phạt tù có khả năng thích ứng nhanh hơn với cuộc sống xã hội, rút ngắn về thời gian hòa nhập cộng đồng của họ; đồng thời giúp họ có điều kiện tạo lập cuộc sống của bản thân, trở thành người có ích cho xã hội và gia đình.
Bên cạnh đó, làm tốt công tác tái hòa nhập cộng đồng cũng sẽ góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và ngăn ngừa tình trạng tái phạm.
Tái hòa nhập cộng đồng cho người đã chấp hành xong hình phạt tù sẽ được hiểu là một quá trình trang bị kiến thức văn hóa, nhận thức về pháp luật, tâm lý và kỹ năng nghề nghiệp được bắt đầu từ khi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù cho đến khi họ đã thật sự trở về với cuộc sống xã hội
Bên cạnh đó nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để người đã chấp hành xong hình phạt tù sớm ổn định cuộc sống, hòa nhập với gia đình, cộng đồng và phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội dưới sự tác động, giúp đỡ tích cực của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân người đã phạm tội.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 49/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng.
THAM KHẢO THÊM: