Phải triệu tập viên chức mấy lần trước khi họp kỉ luật? Khi họp kỉ luật phải triệu tập bao nhiêu lần và mỗi lần cách nhau bao nhiêu ngày?
Phải triệu tập viên chức mấy lần trước khi họp kỉ luật? Khi họp kỉ luật phải triệu tập bao nhiêu lần và mỗi lần cách nhau bao nhiêu ngày?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư. Chúng tôi đang xem xét kỷ luật đố với viên chức. tuy nhiên viên chức được triệu tập để xem xét kỷ luật đã không có mặt. Tôi xin hỏi theo quy định thì phải triệu tập bao nhiêu lần và mỗi lần cách nhau bao nhiêu ngày.
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.
2. Luật sư tư vấn:
Tại Điều 12 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của
Điều 12. Tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động
1. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành theo quy định tại Khoản 2 Điều 30
Nghị định số 05/2015/NĐ-CP khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.2. Trường hợp người sử dụng lao động đã thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiếp tục thông báo lần kế tiếp.
3. Sau 03 lần thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động (không tính các lần hoãn hoặc hủy hoặc thay đổi địa điểm cuộc họp) mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật lao động.
4. Trường hợp người giao kết
hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì khi tiến hành cuộc họp xử lý luật lao động, người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động tiến hành triệu tập và chủ trì cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. Đối với các hình thức xử lý kỷ luật lao động khác thì sau khi kết thúc cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, đề nghị người sử dụng lao động xem xét, ra quyết định và tổ chức thực hiện theo quyết định xử lý kỷ luật lao động được ban hành.
Căn cứ tại quy định trên thì khi tiến hành xử lý kỷ luật đối với người lao động phải thông báo bằng văn bản 03 lần không tính các lần hoãn hoặc hủy hoặc thay đổi địa điểm cuộc họp. Sau 03 lần thông báo bằng văn bản mà người lao động không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Pháp luật không quy định khoảng thời gian giữa các lần gửi thông báo triệu tập người lao động đến phiên họp xử lý kỷ luật.