Phải làm gì khi người lao động ở nước ngoài bị nợ lương, ngược đãi? Khởi kiện tranh chấp lao động khi người lao động đang làm việc ở nước ngoài.
Người Việt Nam đi lao động nước ngoài ở ngày càng gia tăng về số lượng do nhu cầu sử dụng các nước ngày càng tăng. Tuy nhiên cũng tương tụ như người lao động tại Việt Nam, người lao động tại nước ngoài cũng là đối tượng bị yếu thế trong quan hệ lao động, có thể sẽ bị người sử dụng lao động nợ lương hoặc thậm chí là ngược đãi. Sau đây là các cách thức cần phải làm khi người Việt Nam lao động ở nước ngoài bị nợ lương hoặc ngược đãi.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm người lao động làm việc ở nước ngoài
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi tắt là người lao động đi làm việc ở nước ngoài) theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là những người hiện đang cư trú tại Việt Nam, đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của pháp luật nước tiếp nhận người lao động và đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.
2. Điều kiện để người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài
Theo quy định tại Điều 42 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì những người đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì sẽ có thể đi làm việc tại nước ngoài:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Là những người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình.
– Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài.
– Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt.
– Đáp ứng điều kiện về sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo yêu cầu của nước nơi tiếp nhận người lao động;
– Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động
– Được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
– Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Các quyền và nghĩa vụ của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài
3.1. Quyền của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài
Người lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài sẽ được hưởng các quyền lợi sau đây:
– Yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài;
– Hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế;
– Được doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích trong
– Chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
– Hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
– Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
3.2. Nghĩa vụ của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài:
Theo quy định tại Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người lao động sẽ phải đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
– Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; đoàn kết với người lao động của nước tiếp nhận người lao động và người lao động của các nước khác;
– Chủ động học nghề, học ngoại ngữ, tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan;
– Tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
– Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
– Làm việc đúng nơi quy định; thực hiện nội quy nơi làm việc và về nước sau khi chấm dứt
– Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
– Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận người lao động;
– Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
– Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định.
4. Cách thức xử lý khi bị nợ lương hoặc ngược đãi
4.1.
Hiện nay pháp luật quy định doanh nghiệp dịch vụ phải có trách nhiệm với người lao động trong suốt quá trình làm việc của họ cho tới khi họ về nước. Cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải thực hiện các nghĩa vụ như sau:
– Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài; có nhân viên nghiệp vụ đủ năng lực quản lý và hỗ trợ người lao động ở nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; cung cấp trợ giúp pháp lý trong trường hợp người lao động cần đến hỗ trợ pháp lý khi bị lạm dụng, bạo lực hoặc phân biệt đối xử trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
– Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan của nước tiếp nhận lao động giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động; giải quyết vấn đề phát sinh trong trường hợp người lao động chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản hoặc trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị hoặc tình trạng khẩn cấp;
– Tư vấn, hỗ trợ cho người lao động các thủ tục liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động, quyền lợi, chế độ và thủ tục về nước;
Chính vì vậy, khi có bất cứ chuyện gì xảy ra liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình như bị nợ lương, bị ngược đãi thì người lao động nên liên hệ với doanh nghiệp dịch vụ đã đưa mình đi làm việc ở nước ngoài để giải quyết.
4.2. Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo:
Nếu doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, không hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi cho người lao động thì người lao động có thể thực hiện việc khiếu nại, tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.
Trong thời hạn 180 ngày kể từ khi nhận thấy doanh nghiệp dịch vụ không có các biện pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho mình, người lao động có quyền thực hiện khiếu nại theo quy định tại Điều 7
Theo quy định tại Điều 17
– Khi khiếu nại lần đầu: người đứng đầu cơ quan, tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi các quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại.
– Khi khiếu nại lần hai: Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc đã hết thời hạn theo quy định khiếu nại không được giải quyết.
4.3. Thực hiện việc khởi kiện:
Trong trường hợp quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại hoặc quá thời hạn 45 ngày đối với vụ việc phức tạp mà doanh nghiệp dịch vụ không tiến hành giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng đơn khiếu nại thì người lao động ngoài việc có quyền thực hiện việc khiếu nại lần hai tới Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước thì còn có thể thực hiện quyền khởi kiện tại
4.4. Liên hệ với đại sứ quán, lãnh sự quán, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài:
Ngoài ra trong trường hợp cần thiết, nếu người lao động bị nợ lương và ngược đãi những vẫn ở nước ngoài và nhận thấy có thể nguy hiểm, ảnh hướng tới tính mạng, sức khỏe và tài sản của mình thì người lao động có thể chủ động liên hệ, báo cáo trực tiếp với đại sứ quán, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước sở tại để được bảo vệ một cách tốt nhất.