Chấp hành án là một trong những chế định mà pháp luật buộc người phải có nghĩa vụ thực hiện đúng trách nhiệm của mình theo bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Vậy thì, sẽ phải làm gì khi đường sự không thực hiện trách nhiệm bồi thường sau khi đã có bản án?
Mục lục bài viết
1. Phải làm gì khi đương sự không bồi thường khi đã có bản án?
1.1. Đương sự không bồi thường khi đã có bản án có bị coi là hành vi vi phạm pháp luật hay không?
Hiện nay có rất nhiều trường hợp sau quá trình xét xử lâu dài của tòa án, các bên đương sự đã không thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo bản án đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy thì liệu rằng hành vi đương sự không bồi thường thiệt hại khi đã có bản án có bị coi là hành vi vi phạm pháp luật hay không? Có rất nhiều chế tài đặt ra cho hành vi này của các chủ thể, có thể là xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo những tội danh tương ứng. Có thể hiểu hành vi không bồi thường khi đã có bản án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một trong những hành vi không chấp hành án theo quy định của pháp luật. Cụ thể hơn thì hành vi không chấp hành án được xem là việc một chủ thể nào đó cố ý không chấp hành bản án hoặc quyết định của tòa án khi bản án và các quyết định đó đã có hiệu lực thi hành trên thực tế. Hành vi không chấp hành bản án được thể hiện thông qua một số phương diện sau:
– Hành vi không giao nộp tài sản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tòa án đã ra quyết định tịch thu và nô tài sản đó vào ngân sách nhà nước;
– Hành vi không thực hiện việc bồi thường thiệt hại theo quyết định hoặc theo bản án đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Hành vi tẩu tán tài sản hoặc hành vi bỏ trốn … nhằm mục đích không thực hiện bản án hoặc không thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Vậy thì có thể thấy, hành vi không chấp hành án trong đó bao gồm cả trường hợp đương sự không tiến hành hoạt động bồi thường khi đã có bản án được xem là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, tác động đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng đồng thời xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của các chủ thể được thi hành án. Vậy khi rơi vào trường hợp này thì chúng ta cần phải làm gì? Có thể tìm hiểu câu trả lời ở phần dưới đây.
1.2. Phải làm gì khi đương sự không bồi thường khi đã có bản án?
Căn cứ theo quy định tại Điều 482 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì có thể thấy, bản án và quyết định về bồi thường thiệt hại liên quan đến tính mạng và sức khỏe, liên quan đến tổn thất về tinh thần của công dân được thi hành ngay trên thực tế, mặc dù có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo quy định của pháp luật. Như vậy thì trong trường hợp, sau khi đã có bản án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị đơn cần phải thi hành ngay bản án hoặc quyết định đó trên thực tế, tức là ngay lập tức phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho các chủ thể và theo đúng yêu cầu được ghi nhận trong bản án. Hành vi không thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo bản án bị coi là hành vi vi phạm pháp luật theo như phân tích ở trên. Có rất nhiều trường hợp sau khi đã có bản án, đương sự đã không thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mình. Khi rơi vào trường hợp này, thì bên được thi hành án sẽ cần phải thực hiện theo cách thức sau:
Nộp đơn yêu cầu thi hành án đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bên phải thi hành án thực hiện hoạt động bồi thường theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. Đơn yêu cầu thi hành án có thể nộp theo nhiều hình thức khác nhau, có thể nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua đường bưu điện. Trong đơn yêu cầu thi hành án thì cần phải nêu rõ một số nội dung và các thông tin cơ bản liên quan đến việc thi hành án. Cụ thể đơn yêu cầu thi hành án phải bao gồm một số nội dung chính sau:
– Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
– Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
– Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
– Nội dung yêu cầu thi hành án;
– Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
Như vậy thì có thể thấy, người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên, hoặc điểm chỉ vào đơn. Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì chủ thể tiếp nhận phải lập biên bản trong đó ghi rõ các nội dung như trên, trong biên bản đó phải trả hiện chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu, và chữ ký của người lập biên bản theo đúng quy định của pháp luật. Nhìn chung thì biết bản này sẽ có giá trị tương đương với đơn yêu cầu thi hành án. Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án thì sẽ cần phải có bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kèm theo một số loại giấy tờ và tài liệu khác có liên quan. Các chủ thể có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng một số biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định tại Điều 66 của Luật thi hành án dân sự năm 2022, như biện pháp phong tỏa tài khoản, tạm giữ các loại tài sản và giấy tờ, tạm dừng hoạt động đăng ký hoặc thay đổi hiện trạng về tài sản đó …
Thời hạn tự nguyện thi hành án đối với các chủ thể sau khi có bản án là 15 ngày, được tính kể từ ngày người phải thi hành án nhận được bản án, hoặc được cơ quan có thẩm quyền thông báo hợp lệ về quyết định thi hành án của mình. Và sau thời gian này mà các chủ thể phải thi hành án vẫn không tự nguyện thi hành án theo quy định của pháp luật, thì chủ thể được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế căn cứ theo quy định tại Điều 46 của Luật thi hành án dân sự năm 2022.
2. Mức xử phạt đối với đương sự khi không bồi thường khi đã có bản án:
Căn cứ theo quy định tại Điều 64 của
Thứ nhất, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong các hành vi sau đây:
– Không cung cấp thông tin hoặc không giao các giấy tờ và tài liệu khác có liên quan đến tài sản bị xử lý để đảm bảo quá trình thi hành án theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không có lý do chính đáng;
– Không thông báo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực thi hành án dân sự khi có sự thay đổi về địa chỉ và nơi cư trú;
– Không tiến hành hoạt động kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, thực hiện quá trình kê khai không chính xác tài sản và các nguồn thu nhập, kê khai không đúng về điều kiện thi hành án khi người có thẩm quyền thi hành án yêu cầu;
– Có những lời nói và hành động xúc phạm danh dự nhân phẩm người thi hành công vụ trong quá trình thi hành án dân sự theo chức năng và thẩm quyền của họ;
– Chống đối hoặc cây cảnh chó hoặc thực hiện các hành vi xúi giục người khác dưới bất kỳ hình thức nào nhằm mục đích chống đối và cản trở hoạt động thi hành án dân sự;
– Thực hiện hành vi gây rối trật tự nơi thi hành án trái quy định của pháp luật hoặc có hành vi khác gây cản trở đến quá trình thi hành án dân sự tuy nhiên chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các chủ thể khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:
– Không thực hiện công việc phải làm theo bản án hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo quyết định hoặc theo bản án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Trì hoãn quá trình thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có đầy đủ các điều kiện để thi hành án theo quy định của pháp luật;
– Cung cấp chứng cứ sai sự thật cho các cơ quan thi hành án dân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ.
3. Đương sự không bồi thường khi đã có bản án có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Các đương sự không thực hiện nghĩa vụ bồi thường khi đã có bản án có hiệu lực pháp luật hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi này thỏa mãn các cấu thành tội phạm căn cứ theo quy định tại Điều 380 của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội không chấp hành án. Bản án và các quyết định của toà án là kết quả của hoạt động tư pháp trong việc giải quyết các vụ án, vụ việc. Nhưng đó chưa phải là kết quả cuối cùng của hoạt động tư pháp. Bản án cũng như các quyết định của toà án chỉ có ý nghĩa thực sự khi được chấp hành. Hành vi cố ý không chấp hành bản án hoặc quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật không chỉ trực tiếp xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan thi hành án mà còn vô hiệu hoá kết quả của các hoạt động tư pháp đã được thực hiện. Chủ thể của tội này được quy định là người có nghĩa vụ phải chấp hành các bản án hoặc quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Họ có thể là bị cáo trong vụ án hình sự hoặc là đương sự của vụ án dân sự, hôn nhân gia đình …
Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý. Người phạm tội biết mình có nghĩa vụ phải chấp hành bản án hoặc quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Họ cũng biết đã có biện pháp cưỡng chế cần thiết được áp dụng để buộc họ phải chấp hành án hoặc quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Bên cạnh đó, khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù từ 02 năm đến 05 năm, được áp dụng cho trường hợp chủ thể đã có hành vi chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ (để ngăn cản việc thi hành án) hoặc đã tẩu tán tài sản hoặc có thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt (là thủ đoạn có tính gian dối cao, gây khó khăn lớn cho cơ quan thi hành án). Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là hình phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Luật Thi hành án dân sự năm 2022;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.