Trong tranh chấp hợp đồng vay, nguyên đơn khởi kiện ra Toà án với mong muốn đòi lại số tiền mà bị đơn đang nợ mình. Tuy nhiên khi đã có bản án của Toà án nhưng bị đơn vẫn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Vậy phải làm gì khi đã có bản án nhưng bị đơn vẫn không trả nợ?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là bản án dân sự?
Bản án dân sự được biết đến là văn bản ghi nhận phán quyết, quyết định của Toà án sau khi giải quyết tranh chấp trong dân sự. Bản án dân sự do Toà án có thẩm quyền nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành với ý nghĩa phán quyết và có giá trị phân tích chính xác những vấn đề về quyền và lợi ích của các bên trong giải quyết vụ án và yêu cầu bên xâm hại đến quyền và lợi ích của bên kia phải thực hiện nghĩa vụ theo quyết định của Bản án.
Hiện nay, bản án dân sự gồm có 02 loại: Bản án dân sự sơ thẩm và bản án dân sự phúc thẩm. Thông thường khi có tranh chấp xảy ra, ngoại trừ trường hợp tranh chấp có yêu tố nước ngoài thì các bên thường yêu cầu giải quyết tại Toà án có thẩm quyền là Toà án cấp sơ thẩm và thực hiện theo quyết định của Bản án dân sự sơ thẩm.
Thông thường, những bản án giải quyết tranh chấp Hợp đồng vay, Bản án dân sự do Toà án ban hành thường quyết định về nghĩa vụ trả nợ của bên bị đơn khi không thực hiện đúng thoả thuận của các bên về nghĩa vụ thanh toán trong Hợp đồng vay. Bên cạnh đó, bản án của Toà án còn yêu cầu bị đơn thực hiện bồi thường những thiệt hại xảy ra khi vi phạm nghĩa vụ Hợp đồng, cùng với đó là thực hiện nghĩa vụ thanh toán án phí theo quy định của pháp luật.
2. Phải làm gì khi đã có bản án nhưng bị đơn vẫn không trả nợ?
Thông thường khi bản án giải quyết tranh chấp Hợp đồng vay được ban hành, nếu các bên không có kháng cáo lên Toà án nhân dân cấp trên để xét xử dân sự phúc thẩm thì bản án dân sự phúc thẩm có hiệu lực thi hành. Theo đó, bên bị đơn khi được Toà án tuyên phải thực hiện nghĩa vụ cho nguyên đơn với số tiền và thời gian thực hiện nghĩa vụ được quy định trong bản án.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều bản án dân sự khi đã có hiệu lực thi hành thì nhiều đương sự có nghĩa vụ vẫn không thực hiện. Thâm chí khi có nghĩa vụ thực hiện với cơ quan Nhà nước là đóng án phí nhưng đương sự vẫn không thực hiện. Vậy trong trường hợp bản án đã tuyên nhưng bị đơn vẫn không trả nợ thì phải làm gì? Liệu Quyết định của Toà án có giá trị ràng buộc hay không? Có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên nguyên đơn không?
Nắm bắt được thực tế trốn tránh trả nợ của bên bị đơn, Nhà nước đã lập ra cơ quan Thi hành án dân sự các cấp để thực hiện các quyết định, bản án dân sự của Toà án, cụ thể ở đây là tranh chấp Hợp đồng vay. Cơ quan thi hành án dân sự được biết đến là cơ quan của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ thu hồi nợ trong các tranh chấp khởi kiện đòi nợ trong Hợp đồng vay để trả lại cho bên đương sự có quyền lợi được lấy lại số tiền đã cho vay.
Theo quy định tại Điều 30 của Văn bản hợp nhất Luật Thi hành án năm 2014 thì trong thời hạn 05 năm kể từ ngày bản án giải quyết tranh chấp Hợp đồng vay của Toà án có hiệu lực pháp luật thì người được thi hành án (bên cho vay), người phải thi hành án (bên vay) có quyền yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp với Toà án ra quyết định thi hành án. Tuy nhiên, trong trường hợp trong Bản án của Toà án về giải quyết tranh chấp trong Hợp đồng vay có ấn định cụ thể thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bị đơn thì thời hạn 05 năm ở đây được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Theo quy định trên thì ngoài phán quyết, quyết định của Toà án nêu ra trong Bản án thì bị đơn trong bản án phải thực hiện theo quyết định của cơ quan Thi hành án quyết định về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Với nhiệm vụ được Nhà nước trao quyền thì cơ quan Thi hành án thực hiện nghĩa vụ đòi nợ để hoàn trả số tiền mà bên nguyên đơn đã cho vay.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi cơ quan Thi hành án dân sự đã ban hành Quyết định thi hành án nhưng bên bị đơn vẫn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quyết định thì lúc này phải làm gì để thực hiện việc bảo vệ quyền lợi của bên nguyên đơn?
Theo quy định của Văn bản hợp nhất
Như vậy, khi đã có bản án nhưng bị đơn vẫn không trả nợ thì cơ quan Thi hành án sẽ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình để thu hồi nợ và hoàn trả cho bên cho vay. Từ đó có thể thấy được sự nhất quán và giải quyết triệt để các vấn đề xảy ra trong xã hội của Nhà nước và pháp luật Việt Nam hiện nay.
3. Thi hành án sẽ phải làm gì khi bị đơn không có tiền để thực hiện nghĩa vụ trả nợ?
Như đã phân tích ở mục 2 thì khi bị đơn vẫn không trả nợ, không tự nguyện thi hành án thì cơ quan Thi hành án sẽ thực hiện biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ. Việc cưỡng chế thi hành án được các chấp hành viên thuộc cơ quan Thi hành án áp dụng một trong các biện pháp được quy định tại Điều 71 Văn bản hợp nhất Luật Thi hành án dân sự năm 2014 để đảm bảo thu hồi nợ. Cụ thể các biện pháp đó bao gồm:
– Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án;
– Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Thu nhập ở đây được xác định theo khoản 1 Điều 78 Luật này, bao gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất khả năng lao động và một số thu nhập khác đợc xem là hợp pháp. Mức cao nhất được khấu tù vào thu nhập là 30% tổng số tiền thu nhập hàng tháng của người phải thi hành án;
– Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ (ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay thế chấp khác…);
– Khai thác tài sản của người phải thi hành án;
– Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
– Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Tuy nhiên, hiện nay, trên thực tế có nhiều bị đơn thực sự không có khả năng trả nợ, không có tiền cũng không có tài sản khác để kê biên giải quyết. Theo đó, cơ quan Thi hành án sẽ phải xác định về thông tin này để xác định là chưa có điều kiện thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 44a Văn bản hợp nhất Luật Thi hành án dân sự năm 2014. Theo đó nếu Người phải thi hành án (bị đơn) không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho bên bị đơn phải thi hành án, người mà bên phải thi hành án có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án thì sẽ được Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án. Do đó, khi xác định chưa có điều kiện thi hành án thì việc giải quyết thi hành án sẽ được tạm hoãn cho đến khi bên phải thi hành án có điều kiện thi hành án trở lại thì cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án để đòi nợ bên bị đơn.