Phá sản doanh nghiệp bảo hiểm. Trình tự phá sản doanh nghiệp bảo hiểm có gì khác so với các doanh nghiệp khác?
Phá sản doanh nghiệp bảo hiểm. Trình tự phá sản doanh nghiệp bảo hiểm có gì khác so với các doanh nghiệp khác?
Luật phá sản 2014 quy định như sau:
Điều 4:
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Quá trình phá sản một doanh nghiệp bắt đầu từ khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán bị gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, ra quyết định mở thủ tục phá sản và thực hiện các biện pháp cứu vãn tình thế. Và cuối cùng là ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm là một doanh nghiệp có đối tượng kinh doanh đặc biệt- kinh doanh sự rủi ro nên quá trình phá sản doanh nghiệp bảo hiểm có sự khác biệt.
Cụ thể, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định như sau:
Điều 77. Khả năng thanh toán.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Điều 96 của Luật này và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
3. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều 78. Báo cáo nguy cơ mất khả năng thanh toán.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theoquy định Chính phủ.
2. Trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo ngay Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và các biện pháp khắc phục.
Như vậy, chỉ cần có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, doanh nghiệp bảo hiểm lập tức phải có báo cáo cho Bộ Tài chính để có các biện pháp khắc phục, không để tình trạng mất khả năng thanh toán xảy ra. Việc khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo phương án đã được Bộ tài chính chấp thuận. Trường hợp các phương án này không có tác dụng, Bộ Tài chính ra quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Việc chấm dứt các biện pháp áp dụng nhằm khôi phục khả năng thanh toán xảy ra khi:
– Hết hạn áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán;
– Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm trở lại bình thường;
– Doanh nghiệp bảo hiểm đã được hợp nhất, sáp nhập trước khi hết thời hạn áp dụngbiện pháp khôi phục khả năng thanh toán;
– Doanh nghiệp bảo hiểm lâm vào tình trạng phá sản.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Nếu hết thời hạn khôi phục khả năng thanh toán mà doanh nghiệp bảo hiểm vẫn lâm vào tình trạng phá sản thì mới áp dụng các trình tự thủ tục theo quy định của Luật phá sản 2014. Như vậy, việc phá sản một doanh nghiệp bảo hiểm có 2 giai đoạn áp dụng các biện pháp cứu vãn tình thế, tức cứu vãn khả năng thanh toán của doanh nghiệp là:
– Khôi phục khả năng thanh toán khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm 2000.
– Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh khi doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán theo quy định của Luật phá sản 2014.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Nguyên tắc thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ khi doanh nghiệp phá sản
– Vấn đề quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã khác sau khi bị tuyên bố phá sản
– Hậu quả pháp lý của quyết định mở thủ tục phá sản
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại