Trách nhiệm của người gây thiệt hại khi gây thiệt hại về tài sản. Phá hoại hoa màu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Trách nhiệm của người gây thiệt hại khi gây thiệt hại về tài sản. Phá hoại hoa màu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi là một người dân sống gần khu vực thung lũng hoa Hồ Tây. Những ngày cuối tháng 11 vừa rồi, chủ vườn hoa thung lũng hoa Hồ Tây đã mở cửa vào tham quan vườn miễn phí. Hệ quả là ngôi vườn đã bị tàn phá nặng nề bởi ý thức kém của những người vào tham quan. Tôi cảm thấy rất tiếc nuối cho một vườn hoa đẹp như vậy. Vậy thưa Luật sư, những người có hành vi tàn phá vườn hoa có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật không ạ? Mong sớm nhận được sự tư vấn của Luật sư! Xin cám ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 608, Bộ luật Dân sự 2005 thì khi tài sản bị thiệt hại thì người gây ra thiệt hại sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, cụ thể những nghĩa vụ đó bao gồm:
1. Tài sản bị mất;
2. Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Không chỉ dừng lại ở nghĩa vụ dân sự, những người gây thiệt hại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong hai trường hợp sau đây:
- Trường hợp thứ nhất, người gây thiệt hại cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ 500.000 đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới 500.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự bằng hình phạt tù từ sáu tháng đến ba năm hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm (khoản 1 Điều 143, Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009). Ở đây, chúng ta có thể thấy rằng, giá trị của vườn hoa là rất lớn, bởi lẽ, để xây dựng nên một vườn hoa có quy mô đòi hỏi chủ vườn không chỉ đầu từ bằng sức lao động mà còn đòi hỏi bằng việc áp dụng nhiều biện pháp khoa học công nghệ và chi phí để ươm mầm, chăm sóc và bảo vệ các loài hoa.
- Trường hợp thứ hai, người gây thiệt hại vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm (khoản 1 Điều 145, Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, trong trường hợp này, những người gây thiệt hại nếu được xác định rõ danh tính thì họ phải chịu trách nhiệm dân sự tương ứng với mức độ lỗi của họ gây ra và thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Bồi thường thiệt hại khi làm hư hỏng tài sản của người khác
– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người không phải là chủ sở hữu tài sản
– Trách nhiệm bồi thường khi mượn ô tô gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của người khác
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hình sự miễn phí