Nuôi con dưới 12 tháng tuổi có phải đi trực? Điều kiện lao động đối với lao động nữ mới sinh con.
Nuôi con dưới 12 tháng tuổi có phải đi trực? Điều kiện lao động đối với lao động nữ mới sinh con.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Tôi đang làm tại một bệnh viện vùng cao, và đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng.Xin được tư vấn là nuôi con nhỏ dưới bao nhiêu tháng mới phải đi trực chuyên môn. Trong luật công đoàn tôi đọc thì không có nói bao nhiêu tháng cả. Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Bạn không nêu rõ bạn là viên chức hay không. Căn cứ Điều 2 Luật viên chức 2010 xác định viên chức như sau:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Nếu như bệnh viện vùng cao bạn đi trực là bệnh viện công lập thì bạn được xác định là viên chức. Căn cứ Điều 13 Luật viên chức 2010 xác định thời giờ nghỉ ngơi của viên chức như sau:
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Cụ thể, Căn cứ Điều 155 “Bộ luật lao động 2019” quy định bảo vệ thai sản đối với lao động nữ:
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt
4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ
5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như thế, dù bạn có là viên chức hay không thì bệnh viện của bạn không được quyền yêu cầu bạn trực chuyên môn vào ban đêm hoặc ngoài giờ cho đến khi con bạn đủ 12 tháng tuổi.