Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng khi yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Theo Luật phá sản năm 2004, chủ nợ là người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tuy nhiên, nghiên cứu qui định phá sản trong lĩnh vực ngân hàng, theo thông lệ được nhiều nước trên thế giới qui định có sự hạn chế tối đa đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này. Lĩnh vực ngân hàng-tín dụng có tính chất nhạy cảm, dễ gây ảnh hưởng dây truyền đến hệ thống này. Để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, pháp luật qui định giao cho ngân hàng nhà nước và cơ quan bảo hiểm tiền gửi có quyền nộp đơn mở thủ tục phá sản. Hai cơ quan này là cơ quan giám sát hoạt động của tổ chức tín dụng, thực hiện các biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) mất khả năng thanh toán. Khi mà các tổ chức tín dụng đã thực hiện kiểm soát đặc biệt mà vẫn không thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán thì 2 cơ quan này sẽ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên theo Luật phá sản 2004, hai cơ quan này chưa có quyền này. Trước khi có Luật phá sản năm 2014, việc xử lí các vấn đề tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản được áp dụng theo Nghị định 05/2010/NĐ-CP về việc áp dụng Luật Phá sản đối với các TCTD:
Điều kiện xác định TCTD lâm vào tình trạng phá sản là TCTD không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu, sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt thì được coi là lâm vào tình trạng phá sản.
Những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gồm: Chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần của TCTD; người lao động làm việc trong TCTD; chủ sở hữu của TCTD nhà nước, cổ đông của TCTD cổ phần. Trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu nhận thấy TCTD lâm vào tình trạng phá sản, NHNN và các cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật có nhiệm vụ
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Luật phá sản năm 2014 đã có sự thay đổi để phù hợp hơn với thực tiễn vai trò của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng“Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán thì những người sau đây có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
1. Người quy định tại các khoản 1, 2, 5 và 6 Điều 5 của Luật phá sản năm 2014;
2. Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; trường hợp tổ chức tín dụng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng đó.”
Điều 98 Luật phá sản năm 2014, chương VIII Thủ tục phá sản tổ chức tín dụng
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Nguyên tắc thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ khi doanh nghiệp phá sản
– Vấn đề quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã khác sau khi bị tuyên bố phá sản
– Hậu quả pháp lý của quyết định mở thủ tục phá sản
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại