Nộp đơn xin ly hôn online có được không?Thủ tục nộp đơn ly hôn online như thế nào? Có thể ủy quyền cho người khác thực hiện ly hôn được không? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin
Mục lục bài viết
1. Nộp đơn xin ly hôn online có được không?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án
Một cuộc hôn nhân chấm dứt bằng con đường ly hôn phải là hôn nhân có giá trị pháp lý, tức là đã được xác lập phù hợp với các quy định của pháp luật về kết hôn và đăng ký kết hôn. Nếu sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì pháp luật không thừa nhận hai người này là vợ chồng và không tiến hành ly hôn. Người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự mới có thể tiến hành nộp đơn xin ly hôn, người mất năng lực hành vi dân sự không thể nộp đơn ly hôn
Việc nộp đơn ly hôn phải xuất phát từ ý chí tự nguyện của người nộp đơn. Hiện nay, có hai hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Thuận tình ly hôn là việc vợ chồng đã thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt hôn nhân, không có tranh chấp về tài sản, con cái, công nợ chung,… Còn nếu trong quá trình ly hôn mà vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản, con cái, một trong hai bên không đồng ý ly hôn,… thì khi đó một trong hai bên muốn đơn phương ly hôn thì phải nộp đơn khởi kiện.
Tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì dù ly hôn đơn phương hay thuận tình ly hôn đều có thể nộp đơn đến Tòa án bằng các hình thức sau:
+ Gửi trực tiếp đến Tòa.
+ Nộp đến Tòa thông qua đường bưu điện.
+ Gửi trực tuyến thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Do đó, có thể nộp đơn ly hôn online nếu Tòa án có Cổng thông tin điện tử. Người khởi kiện phải truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tòa án và điền đầy đủ nội dung đơn khởi kiện, ký điện tử và gửi đến Tòa án
2. Thủ tục nộp đơn ly hôn online:
Tại
+ Có địa chỉ thư điện tử để gửi và nhận thông điệp dữ liệu điện tử đến và đi từ Cổng thông tin điện tử của Tòa án;
+ Có chữ ký điện tử được chứng thực bằng chứng thư điện tử đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, công nhận;
Sau đó người nộp đơn sẽ đăng ký tài khoản theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Người khởi kiện điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn đăng ký, ký điện tử; và gửi đến Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
+ Có thể truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tòa án và điền đầy đủ nội dung đơn, ký điện tử và gửi đến Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
+ Tài liệu chứng cứ gửi kèm theo đơn khởi kiện phải được gửi đến Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Tòa án nhân dân tối cao thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao danh sách các Tòa án thực hiện giao dịch điện tử trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.
Bước 2: Tòa án xem xét và cấp tài khoản
Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được đăng ký, trường hợp đơn hợp lệ Tòa án chấp nhận và thông báo về tài khoản giao dịch để đổi mật khẩu tài khoản giao dịch đã được cấp lần đầu để đảm bảo an toàn, bảo mật. Trường hợp Tòa án không chấp nhận thì sẽ ra thông báo, người nộp đơn liên hệ với Tòa án để được hướng dẫn, hỗ trợ.
3. Có thể ủy quyền cho người khác thực hiện ly hôn được không?
Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Ủy quyền chính là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).
Tại Khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thì đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Và đối với việc ly hôn thì đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng trừ trường hợp cha, mẹ người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn nếu một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Thông thường, khi yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đương sự sẽ có những yêu cầu sau:
– Trường hợp 1: Đương sự chỉ yêu cầu được ly hôn, yêu cầu được nuôi con chung và yêu cầu cấp dưỡng
+ Ví dụ: Chị D và anh C đăng ký kết hôn năm 2012. Trong quá trình chung sống có một con chung, hiện 10 tuổi. Do mâu thuẫn về tiền bạc, cuộc sống gia đình không đi đến được hạnh phúc nên vào tháng 5/2022 chị D đã nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân huyện X, yêu cầu Tòa án giải quyết cho chị D được tiếp tục nuôi con chung và yêu cầu anh T cấp dưỡng cho mỗi tháng 3 triệu đồng. Về tài sản chung và nợ chung chị D không yêu cầu Tòa giải quyết. Vậy trong trường hợp này chị D có được ủy quyền cho Luật sư đến Tòa án tham gia tố tụng không?
Căn cứ vào Khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì với trường hợp nêu trên chị D không thể ủy quyền cho luật sư đến Tòa án giải quyết ly hôn được
– Trường hợp 2: Đương sự yêu cầu được ly hôn, yêu cầu được nuôi con chung, yêu cầu cấp dưỡng và yêu cầu chia tài sản chung, nợ chung
Khác với trường hợp 1, trường hợp 2 này có thêm yêu cầu giải quyết về chia tài sản chung và nợ chung cho xuất hiện nhiều quan điểm như sau:
+ Quan điểm thứ nhất: không thể ủy quyền vì khi yêu cầu giải quyết tranh chấp về tài sản chung, nợ chung của vợ chồng, đương sự còn yêu cầu giải quyết thêm yêu cầu ly hôn, con chung yêu cầu cầu cấp dưỡng nữa, là một trong ba yêu cầu của một vụ ly hôn mà Tòa án đang giải quyết
+ Quan điểm thứ hai: đối với yêu cầu xin ly hôn, quyền được nuôi con, yêu cầu cấp dưỡng là quyền nhân thân nên không thể ủy quyền, còn đối với việc ủy quyền yêu cầu chia tài sản chung thì vẫn có thể thực hiện được. Vì yêu cầu chia tài sản chung trong một vụ án ly hôn không liên quan gì đến quyền nhân thân, nên việc ủy quyền sẽ không làm ảnh hưởng đến việc xét xử.
– Trường hợp 3: Đương sự chỉ yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp tài sản chung sau khi ly hôn, không yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn, nuôi con và cấp dưỡng
+ Ở đây ta hiểu tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Trong đó, bất động sản gồm đất đai,nahf, công trình xây dựng gắn liền với đất đail tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng và các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
+ Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân hoặc là những tài sản riêng được sát nhập thành tài sản chung của vợ chồng
+ Nợ chung trong thời kỳ hôn nhân là những khoản nợ phát sinh ra từ giao dịch của vợ chồng hoặc những khoản nợ đứng tên một trong hai bên vợ hoặc chồng nhưng được sử dụng vì mục đích chung cho gia đình, con cái
+ Với trường hợp này ta có thể giải thích như sau: Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp vợ, chồng đã giải quyết ly hôn xong rồi nhưng lại chưa giải quyết về tài sản chung giữa hai vợ chồng, nếu hai bên không có thỏa thuận nào khác thì tài sản đó vẫn là tài sản chung. Khi xảy ra tranh chấp với khối tài sản chung đó thì họ sẽ phải khởi kiện ra tòa bằng một vụ án khác thì với trường hợp này đương sự có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình đến Tòa giải quyết được. Việc giải quyết vụ án chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn được giải quyết theo thủ tục các vụ án dân sự thông thường khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
+ Bộ luật dân sự 2015
+ Bộ luật tố tụng dân sự 2015
+ Luật hôn nhân và gia đình 2014