Khi hôn nhân không thể tiếp tục được, cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng không có tiếng nói chung thì các cặp đôi thường tìm đến phương án giải quyết ly hôn để chấm dứt cuộc hôn nhân hiện tại. Việc ly hôn sẽ được nộp hồ sơ và giải quyết tại Toà án nhân dân có thẩm quyền. Tuy nhiên, sau khi nộp đơn ly hôn thì cặp đôi lại muốn hàn gắn với nhau. Vậy khi đã nộp đơn ly hôn rồi có rút lại đơn được không? Thủ tục rút đơn ly hôn được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nộp đơn ly hôn rồi có rút đơn lại được không?
Rút đơn ly hôn được xác định là việc vợ hoặc chồng (đơn phương ly hôn) hoặc cả vợ và chồng (thuận tình ly hôn) thay đổi quyết định, không muốn ly hôn nữa sau khi đã nộp đơn ly hôn đến Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết ly hôn.
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì vợ, chồng có quyền thay đổi hoặc rút yêu cầu ly hôn theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự này. Đối với trường hợp ly hôn theo diện đơn phương ly hôn thì bên nguyên đơn là bên có quyền thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện đơn phương ly hôn, rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện ly hôn.
Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ, việc ly hôn thì đương sự có quyền rút đơn khởi kiện ly hôn.
2. Khi nào thì đương sự có quyền rút đơn ly hôn đã nộp?
Tuỳ từng vào giai đoạn cụ thể trong tố tụng dân sự thì người rút đơn ly hôn cần lưu ý về thời điểm rút hồ sơ. Cụ thể thời điểm rút hồ sơ yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định như sau:
– Đối với hồ sơ ly hôn chưa được Toà án có thẩm quyền thụ lý: Căn cứ theo quy định tại Điều 191 và Điều 363 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì trong khoảng thời gian 08 ngày làm việc trước khi Toà án thụ lý giải quyết ly hôn thì vợ, chồng hoàn toàn có quyền rút đơn yêu cầu giải quyết ly hôn. Trong trường hợp này thì Toà án sẽ hoàn trả lại đơn ly hôn cho đương sự và không thụ lý giải quyết.
– Đối với hồ sơ ly hôn đã được Toà án có thẩm quyền thụ lý, thời điểm rút đơn cần lưu ý như sau:
+ Trước khi Toà án mở phiên toà, phiên họp hoà giải và công khai chứng cứ thì đây được xác định là giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc chuẩn bị xét duyệt đơn yêu cầu ly hôn của các bên đương sự, nếu người nộp đơn khởi kiện ly hôn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2017 thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn trong dân sự.
Theo đó, ngay sau khi có quyết định thụ lý vụ, việc ly hôn thì người yêu cầu được quyền rút đơn ly hôn thì Toà án sẽ đình chỉ giải quyết vụ, việc ly hôn. Toà án có thẩm quyền giải quyết sẽ tiến hành xoá tên vụ án, vụ việc đó trong sổ thụ lý của Toà án và tiến hành trả lại hồ sơ cho đương sự nếu có yêu cầu. Tuy nhiên, Toà án vẫn phải thực hiện việc sao chụp để lưu lại hồ sơ làm cơ sở để giải quyét khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ, việc ly hôn thì Toà án sẽ gửi quyết định đến đương sự, cơ quan, tổ chức có liên quan và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
+ Trong thời gian diễn ra phiên toà sơ thẩm: Căn cứ theo quy định tại Điều 234 và Điều 244 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, nếu tại phiên toà xét xử sơ thẩm vụ, việc ly hôn thì đương sự sẽ được rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện ly hôn khi Chủ toạ phiên toà hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện ly hôn hay không. Nếu đương sự đồng ý rút yêu cầu ly hôn thì Hội đồng xét xử sẽ chấp thuận và ra quyết định đình chỉ xét xử vụ, việc ly hôn nếu xét thấy việc rút đơn là hoàn toàn tự nguyện.
+ Trước khi mở phiền toà phúc thẩm và tại phiên toà xét xử phúc thẩm. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 299 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì trước khi phiên toà phúc thẩm được mở hoặc tại phiên toà phúc thẩm, nếu nguyên đơn có yêu cầu rút đơn khởi kiện đơn phương ly hôn thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi ý kiến của bị đơn có đồng ý hay không. Theo đó, tuỳ từng trường hợp mà việc quyết định đình chỉ vụ, việc được thực hiện như sau: Nếu bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện đơn phương ly hôn và Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đỉnh chỉ việc giải quyết ly hôn. Nếu bị đơn không đồng ý thì Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện đơn phương ly hôn của nguyên đơn và tiếp tục tiến hành xét xử.
Như vậy, khi rút đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì đương sự cần phải lưu ý về thời điểm có thể thực hiện rút đơn ly hôn để đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành.
3. Thủ tục rút đơn ly hôn tại Toà án:
Để thực hiện việc rút đơn ly hôn tại Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ, việc ly hôn thì vợ hoặc chồng cần phải thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
3.1. Soạn thảo Đơn rút yêu cầu giải quyết vụ/ việc ly hôn:
Quý bạn đọc có thể tham khảo mẫu đơn mà Luật Dương Gia cung cấp dưới đây để soạn thảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN XIN RÚT YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC LY HÔN
Kính gửi: Tòa án nhân dân……
Tôi tên là:……..
Là nguyên đơn trong vụ/ việc yêu cầu giải quyết ly hôn giữa……….
Địa chỉ hiện nay: ……….
Số điện thoại liên hệ: …….
Email liên hệ: ………..
Vào ngày …tháng …năm …, tôi (chúng tôi) có đơn yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết ly hôn.
Nay do…….. nên tôi (chúng tôi) xin rút toàn bộ (một phần) ……. đơn yêu cầu ngày …. tháng … năm……., đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
NGƯỜI RÚT ĐƠN YÊU CẦU
3.2. Nộp đơn xin rút đơn yêu cầu ly hôn tại Toà án nhân dân có thẩm quyền:
Sau khi soạn thảo Đơn xin rút yêu cầu giải quyết ly hôn thì người làm đơn sẽ nộp đơn tại Toà án nhân dân có thẩm quyền xét xử, nơi đã nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết ly hôn.
3.3. Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu:
Đối với trường hợp vợ, chồng thuận tình ly hôn: Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì vợ và chồng có yêu cầu rút đơn thuận tình ly hôn thì Toà án sẽ trả lại đơn thuận tình ly hôn cùng với nhưng tài liệu, chứng cứ mà các bên đã nộp;
Đối với trường hợp một bên vợ hoặc chồng đơn phương ly hôn: Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 217 Bộ luật Dân sự năm 2015, nếu vợ hoặc chồng là nguyên đơn có yêu cầu rút đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết đơn phương ly hôn thì Toà án sẽ xoá tên vụ, việc đó khỏi hồ sơ và trả lại đơn ly hôn cũng như tài liệu, chứng cứ đã giao nộp nếu nguyên đơn có yêu cầu. Đồng thời, Tòa án cũng sẽ sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Như vậy, việc rút đơn ly hôn hiện nay diễn ra khá phổ biến và thủ tục thực hiện cũng đơn giải nên khi vợ, chồng có ý muốn tại hợp, cùng nhau phát triển hạnh phúc trong hôn nhân thì có thể làm đơn rút yêu cầu ly hôn để được Toà án đình chỉ giải quyết vụ, việc.
4. Rút đơn ly hôn thì có được trả lại tiền tạm ứng án phí đã nộp không?
Tiền tạm ứng án phí được quy định là số tiền mà đương sự phải nộp vào ngân sách nhà nước (nguyên đơn khi khởi kiện vụ án dân sự, bị đơn khi phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi đưa ra yêu cầu độc lập) hoặc khi kháng cáo phúc thẩm vụ án dân sự.
Vậy khi thực hiện việc rút đơn ly hôn thì số tiền tạm ứng án phí đã nộp vào Ngân sách Nhà nước thì đương sự có được trả lại số tiền đó không? Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 18
Như vậy, khi rút đơn ly hôn, người yêu cầu không chỉ được trả lại hồ sơ đã nộp tại Toà án mà còn được cơ quan Thi hành án Dân sự hoàn trả lại toàn bộ số tiền tạm ứng án phí.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.