Môi trường công sở là nơi để những người lao động làm việc với nhau, gắn kết tình đồng nghiệp, tuy nhiên đây cũng là nơi dễ bộc lộ nhiều thói hư tật xấu. Trong quá trình lao động, không phải bất kỳ người lao động nào cũng có ánh nhìn thiện cảm với cấp trên. Vậy hành vi nói xấu cấp trên, nói xấu sếp có bị đuổi việc hay không?
Mục lục bài viết
1. Nói xấu cấp trên, nói xấu sếp có bị đuổi việc không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 36 của
– Người lao động có hành vi thường xuyên không hoàn thành công việc theo
– Người lao động bị ốm đau, người lao động bị tai nạn đã điều trị trong khoảng thời gian 12 tháng liên tục đối với trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị trong khoảng thời gian 06 tháng liên tục đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có xác định thời hạn trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hoặc quá nửa (1/2) thời hạn hợp đồng lao động đối với những người lao động làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn có thời gian dưới 12 tháng, tuy nhiên khả năng lao động của người lao động vẫn chưa phục hồi;
– Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, cần phải thu hẹp sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công ty đã tìm mọi biện pháp khắc phục tuy nhiên vẫn bắt buộc phải giảm chỗ làm việc của người lao động;
– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau khoảng thời gian quy định tại Điều 31 của
– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu căn cứ theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật lao động năm 2019, trừ trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận khác;
– Người lao động có hành vi tự tiện bỏ việc, tuy nhiên không có lý do chính đáng trong khoảng thời gian từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
– Người lao động cung cấp không trung thực các thông tin khi giao kết hợp đồng lao động, hành vi đó làm ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng người lao động của người sử dụng lao động.
Như vậy, người lao động nói xấu sếp/cấp trên không phải là một trong những căn cứ để công ty có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Đồng thời, theo Điều 125 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải. Theo đó, hình thức xử lý kỷ luật sa thải sẽ được người sử dụng lao động áp dụng khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Người lao động có hành vi trộm cắp, hành vi tham ô, cố ý gây thương tích, đánh bạc hoặc sử dụng trái phép chất ma túy tại nơi làm việc;
– Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, tiết lộ bí mật công nghệ, có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu công nghệ của người sử dụng lao động, người lao động có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc trái quy định của pháp luật được quy định cụ thể trong
– Người lao động bị xử lý kỷ luật dưới hình thức kéo dài thời gian nâng lương hoặc xử lý kỷ luật dưới hình thức cách chức tuy nhiên vẫn tiếp tục tái phạm trong khoảng thời gian chưa được xóa kỷ luật. Tái phạm được xem là trường hợp người lao động lặp đi lặp lại hành vi vi phạm mà mình đã bị xử lý kỷ luật trước đó tuy nhiên chưa được xóa kỷ luật căn cứ theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Người lao động có hành vi tự ý bỏ việc trong khoảng thời gian 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc tự ý bỏ việc 20 ngày cộng dồn trong khoảng thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc tuy nhiên không có lý do chính đáng. Lý do chính đáng trong trường hợp này có thể bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân bị ốm, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được ghi nhận cụ thể trong
Theo đó, người lao động có hành vi nói xấu sếp/cấp trên không phải căn cứ để người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động. Việc nói xấu chỉ là sai phạm thông thường, không phải hành vi vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới quan hệ nội bộ trong doanh nghiệp, không thuộc căn cứ để có thể áp dụng hình thức xử lí kỉ luật lao động ở mức độ nặng nhất.
Vì vậy: Doanh nghiệp đuổi việc với lý do người lao động nói xấu cấp trên tại nơi công sở là hành vi sa thải trái quy định của pháp luật.
2. Mức xử phạt nhân viên có hành vi nói xấu cấp trên, nói xấu sếp:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, Có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng. Theo đó, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Có hành vi trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác, khiêu khích người khác, tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Có hành vi tổ chức, xúi giục, thuê mướn, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe, xâm phạm danh dự hoặc nhân phẩm của người khác, tuy nhiên không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Giả mạo thông tin, cung cấp thông tin không đúng sự thật tới cơ quan có thẩm quyền;
– Gọi điện thoại đến các đầu máy điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc gọi tới đường dây nóng của cơ quan nhà nước để đe dọa và xúc phạm;
– Có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển đèn trời.
Theo đó thì có thể nói, nói xấu cấp trên/nói xấu sếp trong môi trường công sở cũng là một trong những hành vi bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác. Vì vậy, mặc dù không thuộc một trong những trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải, tuy nhiên nhân viên có hành vi nói xấu cấp trên và bôi nhọ danh dự nhân phẩm của cấp trên phải xúc phạm cấp trên thì hoàn toàn có thể bị xử phạt với mức phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
3. Những trường hợp nào công ty không xử lý kỷ luật người lao động?
Căn cứ theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật lao động năm 2019, người lao động nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây thì sẽ không bị xử lý kỷ luật. Cụ thể:
– Người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, người lao động đang trong thời gian nghỉ điều dưỡng, người lao động nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
– Người lao động đang bị tạm giữ vật đang bị tạm giam theo quyết định có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;
– Người lao động đang trong thời gian chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và đưa ra kết luận đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Người lao động nữ đang mang thai, lao động đang trong chế độ nghỉ thai sản, người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
– Người lao động vi phạm kỷ luật trong khi mắc các chứng bệnh về tâm thần, hoặc mắc các chứng bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Công văn 25985/SLĐTBXH-VLATLĐ của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 về báo cáo sử dụng lao động;
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
THAM KHẢO THÊM: