Y pháp một trong những chuyên khoa của ngành Y, phục vụ cho luật pháp, hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan hành pháp trong điều tra xét xử đảm bảo tính chất khoa học, công bằng.
Người làm công tác Y Pháp nghiên cứu, ứng dụng hầu như tất cả những kiến thức y học (sinh vật, sinh lý, giải phẫu, sản khoa, huyết học.v.v…) vào việc định lượng mức độ tổn hại sức khỏe, phẩm giá của con người và nguyên nhân gây tử vong bởi những hành vi xâm hại đến thân thể của công dân khi cơ quan tố tụng (công an,
So với các chuyên khoa khác của ngành Y, Y Pháp nước ta là một chuyên khoa còn non trẻ nhưng có quan hệ mật thiết với mọi chuyên khoa của ngành Y cả lâm sàng cũng như cận lâm sàng. Bác sĩ phòng khám cần biết cách mô tả chuẩn xác các thương tích ban đầu theo thủ tục Y Pháp. Bác sĩ các khoa điều trị phải biết ghi nhận những diễn biến của bệnh nhân, vận dụng các quy chế khám chữa bệnh đầy đủ, chuẩn xác giúp cho ứng xử pháp lý được dễ dàng khi bất trắc xảy ra.
Mục lục bài viết
1. TÓM TẮT LỊCH SỬ Y PHÁP HỌC:
Công tác Y Pháp có từ hàng nghìn năm và phản ánh lịch sử loài người sống trong xã hội có luật pháp. Từ thế kỷ thứ V tại La Mã đã có những văn bản liên quan đến giám định thương tích gây ra cái chết của Cesar. Do Antistius soạn thảo.
Thế kỷ thứ XII tại một số nước như Jordan, Israel đã quy định khám nghiệm tử thi các vụ án mạng, xác minh thương tích và vật gây thương tích.
Đầu thế kỷ XIII năm 1288 cuốn sách “ Tẩy oan tập lục” ra đời Litoff cho tái bản 17 lần. Tại nước Ý, các bác sĩ nội khoa đều được trưng tập làm giám định viên trong các vụ phá thai, trúng độc và mọi vụ chết do thương tích. Tại Pháp, mỗi bác sĩ làm giám định viên cho một vụ án mạng đều phải ra làm nhân chứng tại tòa án khi xét xử các can phạm.
Từ thế kỷ thứ XVI, Y Pháp mang tính chất khoa học thực sự, ở các nước châu Âu (ý, Đức, Pháp). Sách Y Pháp của ý đã đề cập đến các mục chấn thương, nhiễm độc, hiếp dâm, phá thai và bệnh tâm thần.
Thế kỷ XVII tại ý, zacchias, thầy thuốc của giáo hoàng đồng thời cũng là nhà bác học đã viết cuốn “Những vấn đề Y Pháp” có các chuyên mục về chết của trẻ sơ sinh, trúng độc, chấn thương, nội dung rất phong phú có tầm sâu rộng của từng vấn đề. Cuốn sách này có giá trị sử dụng đến thế kỷ thứ XIX. Cũng vào đầu thế kỷ thứ XVII ở Mỹ mới mổ trường hợp tử thi Y Pháp đầu tiên cho sinh viên tham dự, nhưng sách Y Pháp của Mỹ phải nhập từ nước Anh (thế kỷ XIX).
Thế kỷ XVIII tại Pháp các Trường Y Paris, Strasbourg, Montpellier mở bộ môn Y Pháp để đào tạo bác sĩ chuyên khoa. Thế kỷ XIX, nước Pháp đã có một đội ngũ bác sĩ Giải phẫu bệnh Y Pháp nổi tiếng thế giới như Brouardel, Tardieu, Lacassagne, đóng góp nhiều kinh nghiệm vào tử thi học (Thanatologie) được coi là vấn đề cơ bản của Y Pháp (sẽ học ở một chương sau). Các tác giả này đã xuất bản cuốn “ Kỷ yếu Y Pháp” và viết một số sách Y Pháp, mà một số mục vẫn còn giá trị đến nay. Năm 1947 – 1948 sau chiến tranh thế giới lần thứ hai ở Pháp được ấn hành một bộ luật về ngành Y Pháp.
Tại Liên Xô trước đây từ thời Nga Hoàng đến Cách mạng Tháng Mười, Y Pháp chỉ dựa vào kinh nghiệm, ít sử dụng kiến thức Y học. Vào thế kỷ thứ XVII Y Pháp chủ yếu nằm trong quân đội: mổ tử thi, báo cáo Y pháp, giám định viên tham dự phiên tòa sau khi đã tuyên thệ. Có một số sách Y Pháp của Doualski (1829), Gromér, v.v… Sau Cách mạng tháng Mười, Y Pháp của Liên Xô mang tính chất khoa học thực sự và tiến song song với các chuyên khoa khác của y học hiện đại về trang bị và nghiên cứu khoa học. Năm 1932, Viện Y Pháp ra đời ở trung ương, chỉ đạo công tác Y Pháp của các nước Cộng hoà toàn liên bang, các cơ cấu và tổ chức Y Pháp cũ dần .
thay thế bằng cơ cấu tổ chức mới. Ngày 4/7/1939 quyết định của chính phủ Liên Xô nhấn mạnh việc củng cố và phát triển công tác giám định Y Pháp. Giáo sư PôPôp (Popov) Viện trưởng Viện giám định Y Pháp đã có nhiều công trình và viết sách Y Pháp được dịch ra nhiều thứ tiếng lưu hành ở nước ngoài. Năm 1958 ra đời tập san “ Giám định Y Pháp”. Các bộ môn Y Pháp của Trường đại học Moskva, Kiep, Lenin-grat… đạt nhiều thành tích trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ đời sống.
Tại Trung quốc Y văn cổ đại ghi nhận năm 1247 tác giả Tống Từ là một thầy thuốc viết cuốn sách “Tẩy oan tập lục” gồm 5 tập trong đó đề cập đến nhiều vấn đề như tử thi học, chấn thương học, vật gây thương tích, thương tích xảy ra khi còn sống và xảy ra sau khi chết, ngạt cơ học, ngạt do khí độc, độc chất học.v.v…Tài liệu này được dịch ra tiếng Hà Lan, Anh, Pháp, Đức. Năm 1912 Trung Quốc ban hành “Luật tố tụng hình sự”, một năm sau ban bố “nguyên tắc mổ tử thi” 1913, thầy thuốc Y Pháp được công khai nghiên cứu thương tích gây chết người, chết vì bệnh. Năm 1915. Trường Y Bắc Kinh đưa môn Y Pháp vào chương trình giảng dạy. Đến năm 1931 Lần đầu tiên giáo sư Lâm Kỷ xây dựng bộ môn Y Pháp ở học viện Y khoa Bắc Bình. Sau đó giáo viên giảng Y Pháp được đào tạo ở học viện y học Nam Kinh, Trường Đại học y khoa vào năm 1950. Từ 1979 Bộ Y tế Trung Quốc giao cho các Trường Đại học Y, Học viện Y khoa đào tạo bác sĩ chuyên khoa Y pháp và năm 1980 Hội Y học Trung quốc được thành lập với tạp chí “ Thông tin Y Pháp”.
Ở các nước XHCN trước đây ở châu Âu như Cộng hoà dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hunggari, Bungari, Y Pháp hoạt động dưới sự chỉ đạo của các Viện Y Pháp trung ương ở thủ đô. Các phân viện ở các tỉnh đầy đủ tiện vận chuyển phục vụ công tác giám định Y Pháp rất thuận lợi. Các Trường Y đều giảng dạy Y Pháp do bộ môn Y Pháp đảm nhiệm.
Hiện nay Y Pháp trở thành môn khoa học hiện đại. Nhiều sách Y pháp tổng kết kinh nghiệm của nhiều thế hệ. Nhiều kỹ thuật tiên tiến được áp dụng trong lĩnh vực Y Pháp.
Tổ chức Y pháp ở Việt Nam: môn học Y Pháp được đưa vào giảng dạy tại Trường Đại học Y Dược khoa trưởng Bộ thuộc địa Pháp do một số thầy thuốc Pháp đảm nhận không có bộ môn. Năm 1927 chính quyền thuộc địa có đề án thành lập viện Y pháp phục vụ điều tra án mạng và giảng dạy Y Pháp thuộc Trường Đại học Y dược khoa Hà Nội, coi là một Viện nghiên cứu khoa học toàn quốc. Đề án này do Thalamas chủ trương cùng với ông Dfoice hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược lúc bấy giờ.
Từ năm 1935 nước Pháp cử ông Galliard giáo sư thực thụ của Đại học Paris sang làm hiệu trưởng Trường Đại học Y – Dược Hà Nội, một số bác sĩ người Việt Nam được bổ nhiệm đứng đầu các bộ môn như: bác sĩ Đỗ Xuân Hợp – trưởng Bộ môn Giải phẫu 1932. Bác sĩ Đặng Văn Ngữ trưởng bộ môn Ký sinh trùng – 1936. Bác sĩ Vũ Công Hoè – trưởng labô kiêm phó trưởng khoa nội – 1937, sau năm 1945 phụ trách labô Ký sinh trùng và Y Pháp, sau 1954 phụ trách bộ môn Giải phẫu bệnh – Y Pháp. Ông làm luận văn với đề tài “ Tự tử ở Việt Nam”.
tốt nghiệp bác sĩ năm 1937 Bác sĩ Trương Cam Cống trưởng Labo Mô học – Giải phẫu bệnh – 1945, sau 1954 là trưởng bộ môn Mô học và giảng Y pháp, ông đã viết, cho in các bài giảng Y Pháp cho chương trình đào tạo y sỹ trung cấp 1969. Có thể khẳng định bác sĩ Vũ Công Hòe và bác sĩ Trương Cam Cống là những người thầy Việt Nam đầu tiên giảng dạy môn học Y Pháp ở Trường Đại học Y Hà Nội, nhưng vẫn trong tình trạng kiêm nhiệm, không có bộ môn Y Pháp.
Hơn hai tháng sau ngày tuyên bố độc lập 2-9-1945, Nhà nước ta đã có các sắc lệnh về công tác điều tra, xét xử có đề cập đến Y Pháp: Điều 1 sắc lệnh số 68/SL ngày 30/11/1945 và Điều V sắc lệnh số 162/SL ngày 25/6/1946. Thông tư số 2795 – HCTP ngày 12/12/1956 của Liên bộ Tư Pháp Y tế quy định một số điểm cụ thể trong công tác giám định Y Pháp. Thông tư nhấn mạnh như sau: … Sự cần thiết phải trưng tập y bác sĩ chuyên môn Y Pháp để giúp đỡ công an và toà án thụ lý những trường hợp tình nghi có sự phạm pháp hoặc nhận xét trách nhiệm của can phạm để định tội, lượng hình cho đúng như các trường hợp sau đây:
- Người chết mà nguyên nhân chưa rõ ràng hoặc tình nghi có án mạng.
- Phụ nữ tình nghi bị hiếp dâm hoặc phá thai.
- Người phạm pháp tình nghi có bệnh tâm thần
- Người chết bị tổn thương do tai nạn lao động
- Người bị đánh có thương tích.
Đối với các y, bác sĩ được trưng cầu làm giám định viên mà không chấp hành nhiệm vụ sẽ bị xử lý theo điều V sắc lệnh số 162/SL ngày 25/6/1946 và điều I sắc lệnh số 68/SL ngày 30/11/1945. Trong thông tư có ghi:
Mỗi khi trưng cầu giám định cơ quan có thẩm quyền gửi giấy trưng cầu giám định Y pháp… Thư trưng cầu cần nói rõ:
Tên họ tuổi chỗ ở người được khám nghiệm Sơ lược sự việc xảy ra.
Những điểm nghi vấn cụ thể yêu cầu giám định
Nếu đã sơ khám thì trích biên bản sơ khám kèm theo.
Cơ quan điều tra cần phối hợp chặt chẽ với giám định viên để giúp cho giám định viên biết sự việc xảy ra, để cuộc khám nghiệm được tiến hành đúng hướng và kết quả hơn … Giám định viên phải giữ bí mật và kết quả của cuộc giám định và điều mà cơ quan điều tra cho mình biết.
Sau khi khám nghiệm xong phải làm báo cáo nội dung sự việc và kết luận của báo cáo phải gọn gàng, đầy đủ làm cho những người không phải giới y học có thể hiểu được, và giải đáp đúng vào các điều nghi vấn của cơ quan điều tra. Toà án có thể mời giám định viên đến trình bày nội dung khám nghiệm tại phiên tòa.
Thông tư liên bộ Tư pháp – Y tế 2795/HCTP triển khai thực hiện chưa trọn vẹn, cuộc đấu tranh đòi thi hành hiệp định Geneve thống nhất đất nước rất gay go, tiếp đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày càng quyết liệt, tất cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước nên công tác Y Pháp không triển khai được.
Sau ngày giải phóng miền nam 1975 do yêu cầu của công tác giám định Y Pháp đòi hỏi rất lớn trong phạm vi cả nước. Bộ Y tế đã giao cho Bộ môn giải phẫu bệnh Trường ĐHYHN đào tạo bác sĩ chuyên khoa Y pháp khóa đầu tiên năm 1976 gồm có 8 sinh viên.
Ngày 24/2/1977 Hiệu trưởng Trường ĐHYHN ra quyết định số 34- YK-QĐ thành lập Tổ Y pháp trong Bộ môn Giải phẫu bệnh. Trải qua 7 năm vừa giảng dạy vừa phục vụ thực tế xã hội và xây dựng tổ chức, rèn luyện chuyên môn, Tổ Y Pháp đã được tách ra khỏi Bộ môn Giải phẫu bệnh, thành lập Bộ môn Y Pháp ngày 19/5/1983 theo quyết định số 338/BYT-QĐ của Bộ Y tế và quyết định 237/YK-QĐ của Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội ngày 2/8/1983 do Phó Giáo sư Nguyễn Như Bằng làm trưởng Bộ môn Phó tiến sĩ Trần Văn Liễu làm Phó Trưởng bộ môn với cuốn sách bài giảng y pháp xuất bản 1985 ra đời.
Môn học Y Pháp trước đây giảng cho sinh viên Y6, hiện nay giảng cho sinh viên Y5. Chương trình giảng dạy ổn định. Đã đào tạo nghiên cứu sinh cao học, bác sĩ chuyên khoa I và bác sĩ chuyên khoa định hướng.
Công tác phục vụ tố tụng từ sau Cách mạng tháng tám cho đến những năm 1990 chủ yếu do cán bộ của bộ môn Giải phẫu bệnh – Y pháp thụ lý.
Những năm 1970 – 1980, hàng chục cuộc họp ở cấp chuyên viên của các Bộ Tư pháp, Nội vụ, kiểm sát, Y tế, lao động, tài chính bàn về xây dựng cơ quan giám định y pháp Quốc gia và chế độ đãi ngộ cho các giám định viên đã được tổ chức nhưng không có kết quả cụ thể. Bởi vậy việc chỉ đạo, xây dựng hệ thống tổ chức giám định Y Pháp quốc gia không có cơ quan nào chịu trách nhiệm, thả nổi, kiêm nhiệm, vá víu, mạnh ai nấy làm, mỗi địa phương làm một kiểu thiếu đồng bộ. Khiến cho giám định viên thiếu phấn khởi, không nhiệt tình với công tác này, đồng thời cũng làm cho cơ quan trưng cầu gặp rất nhiều khó khăn khi phải trưng dụng.
Dưới ánh sáng Đại hội VI của Đảng và do yêu cầu thực tế của công tác điều tra xét xử ở các địa phương ngày một nhiều, ngày càng phức tạp đòi hỏi vấn đề giám định Y Pháp phải đáp ứng ngày càng cao và kịp thời nên nghị định 117/ HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) về giám định tư pháp, trong đó có giám định Y pháp ban hành ngày 21-7-1988. Tiếp đó Bộ y tế ra quyết định 64/BYT-QĐ ngày 18-12-1989 bổ nhiệm 20 giám định viên y pháp trung ương, trong đó Giáo sư Nguyễn Như Bằng làm giám định viên trưởng. Với 20 giám định viên không đáp ứng được nhu cầu thực tế đòi hỏi nên ngày 22/8/1992 Bộ Y tế có quyết định số 913/BYT-QĐ bổ nhiệm thêm 5 giám định viên Y Pháp Trung ương và ngày 8/2/1992 Bộ Y tế ra quyết định số 102/BYT-QĐ bổ nhiệm 2 phó giám định viên trưởng: PGS-TS Trần Văn Liễu, bác sĩ Võ Tuyển. Ngày 30-11-1990 Bộ Y tế có quyết định 1059/BYT-QĐ chính thức thành lập tổ chức giám định Y pháp Trung ương trực thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ thực hiện trưng cầu giám định Y pháp của các cơ quan trung ương và địa phương, chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ với tổ chức giám định Y pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nghị định 117/HĐBT đã phác hoạ cơ cấu tổ chức Y pháp thuộc Bộ y tế. Ở Trung ương có tổ nhà giám định Y pháp trung ương. Các tỉnh thành phố có tổ chức giám định y pháp địa phương. Các tổ chức giám định Y pháp này đều là cơ quan pháp nhân chưa đầy đủ (có chức danh và con dấu, không có tài khoản và không có trụ sở). Cơ cấu tổ chức đó không đáp ứng được yêu cầu chất lượng giám định ngày càng cao, thực tế xã hội đòi hỏi phải hoàn thiện và phát triển ngành Y Pháp học Việt Nam, góp phần đắc lực vào xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Qua gần 10 năm Bộ Y tế giải trình kiến nghị về thành lập Viện Y Pháp Trung ương với cơ quan hữu trách. Nghị quyết Hội nghị lần thứ III Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII đã nêu rõ Cần sớm thành lập Viện giám định Pháp Y quốc gia”.
Để thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ III khóa VIII Bộ Y tế đã lập đề án và
Tên giao dịch:
Tiếng Anh: NATIONAL INSTITUTE OF FORENSIC MEDICINE
Tiếng Pháp: INSTITUTE NATIONAL DE MÉDECINE LéGALE
Tên viết tắt: NIFM
Bộ Y tế đã ban hành Điều lệ tổ chức hoạt động của Viện số 2322/QĐ- BYT và bổ nhiệm PGS-TS Trần Văn Liễu làm Viện trưởng, các phó viện trưởng: TS Đinh Gia Đức, BS CKI Nguyễn Trung Tuấn.
Để hoàn thiện hệ thống Y pháp quốc gia, việc thành lập trung tâm giám định y pháp ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là yêu cầu bức xúc. Bộ Y tế đã có đề án và tờ trình, trình các cơ quan hữu trách. Tương lai không xa nó sẽ trở thành hiện thực.
Viện Y học tư pháp ra đời cùng với Trung tâm giám định Y pháp ở các địa phương sẽ được thành lập mở ra bước ngoặt mới rất quan trọng trong lịch sử ngành Y pháp học Việt Nam và là nền móng cơ bản cho sự phát triển vững chắc toàn diện của Y pháp học Việt Nam, phục vụ đắc lực cho việc phá án với chất lượng ngày càng cao, độ tin cậy ngày càng lớn. Đồng thời từng bước hội nhập với Y pháp các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bộ Quốc phòng có hoạt động đặc nhiệm Y pháp quân đội, Cục quân y đã chủ động sớm chú ý đến việc xây dựng chuyên khoa Y pháp. ngày 14-5- 1962 theo đề nghị của Cục quân y, Tổng cục hậu cần đã ra quyết định thành lập phòng Y pháp thuộc cục quân y. Quyết định này đã tạo cho Y pháp quân đội có cơ sở Y pháp chuyên nghiệp đầu tiên phục vụ quân đội, đảm nhận các công tác giám định, nghiên cứu, huấn luyện và chỉ đạo nghiệp vụ Y pháp trong toàn quân. Đến ngày 9-4-1988. Bộ tổng tham mưu ra quyết định 142/QĐ – TM về việc tổ chức hệ thống Y pháp trong toàn quân gồm 2 cấp:
Cấp trung ương có Viện Pháp Y quân đội là trung tâm giám định nghiên cứu và huấn luyện Y pháp của toàn quân PGS Vũ Ngọc Thụ làm Viện trưởng với cuốn sách “y học tư pháp “ xuất bản 1992 và bác sĩ Nguyễn Văn Nam làm viện phó
Cấp khu vực có các bộ phận Y pháp chuyên nghiệp ở các quân khu có nhiệm vụ giải quyết kịp thời các giám định Y pháp theo yêu cầu của các đơn vị cơ sở Bộ Công an có phòng Y pháp thành lập năm 1980 thuộc Viện khoa học hình sự.
2. NỘI DUNG CỦA Y PHÁP:
Công tác Y pháp rất phức tạp, đa dạng, gian khổ, có khi nguy hiểm đến cả tính mạng của giám định viên. Nội dung của Y pháp bao gồm:
2.1. Y pháp hình sự:
Trong Y pháp hình sự, người cán bộ Y pháp là cố vấn chuyên môn của luật pháp về các vấn đề xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm con người, gồm các phần:
- Khám nghiệm tử thi chưa chôn cất hoặc trong các vụ án mạng rõ ràng, chưa rõ ràng hoặc nghi ngờ án mạng (Y Pháp tử thi)
- Khám tổn hại sức khỏe (thương tích) và di chứng, định mức tàn phế do thương tích, ảnh hưởng tới lao động, cuộc sống hàng ngày (Y Pháp chấn thương) l
- Khám tâm thần kẻ phạm tội khi gây án nghi có bệnh tâm thần để xác định trách nhiệm hình sự đối với can phạm (Y pháp tâm thần)
- Xác định xem có giả bệnh, giả thương tích trong các trường hợp trốn trách nhiệm của người công dân đối với xã hội (trốn nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ quân sự…)
- Giám định phá thai phạm pháp còn gọi là phá thai tội phạm, phá thai Y pháp, khám xét trên sản phụ còn sống hoặc chết, xác định tuổi thai những trường hợp phá thai không có chỉ định.
- Giám định các tang vật (máu, tinh trùng, lông, tóc, mồ hôi, nước bọt) tất cả các đồ vật thu được trong các vụ án, nghi án nhằm phát hiện hung thủ, phát hiện các dấu vết có liên quan giữa hung thủ với nạn nhân (Y Pháp dấu vết)
- Giám định sự chết phục vụ cho các trường hợp lấy phủ tạng của người chết ghép cho người sống. Phục vụ luật nhân đạo trong thi hành án tử hình chết thực sự mới được phép chôn. Phục vụ Y đức và tâm linh, khi bệnh nhân chết hẳn mới ngừng cấp cứu, mới được đưa xuống nhà quàn và mới được mai táng
- Giám định hài cốt: xác định giới tính, dân tộc, tuổi của nạn nhân, hồi phục hình dáng con người giống như khi còn sống nhằm mục đích tìm tông tích nạn nhân và tìm hiểu nguyên nhân chết (Y pháp cốt học)
- Giám định qua văn bản trong các vụ việc chết người đã giám định, hoặc chưa giám định, tử thi đã mai táng, nhưng những vấn đề pháp lý mới đặt ra chỉ còn hồ sơ vụ việc, trên hồ sơ đó giám định viên nghiên cứu, phân tích và trả lời những vấn đề mà cơ quan tố tụng đặt ra.
- Giám định lại các vụ án khi cơ quan tố tụng thấy kết luận Y pháp cần được xem xét lại hoặc đương sự yêu cầu, kiến nghị.
- Tham gia tố tụng trước tòa hình sự
- Là thành viên của hội đồng thi hành án tử hình.
2.2. Y pháp dân sự:
Trong Y pháp dân sự người bác sĩ Y Pháp làm cố vấn chuyên môn cho pháp luật:
- Giám định mức độ tổn thương gây nên do tai nạn lao động nhằm giúp cơ quan pháp luật giải quyết các chế độ bồi thường sức khỏe cho người lao động. Hoặc chế độ làm việc, chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp với tình trạng sức khỏe sau khi bị tai nạn lao động.
- Khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm phát hiện các bệnh hoa liễu, các bệnh di truyền, các dị dạng bẩm sinh của đường sinh dục, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ hạnh phúc lâu dài cho các cặp vợ chồng và cho thế hệ tương lai.
- Xác định phụ hệ: xác định huyết thống trong các trường hợp tranh chấp con cái đơn thuần hay tranh chấp con cái có gắn với chia tài sản của bố mẹ.
- Y pháp nghiệp vụ y tế
- Xác định những vụ việc thiếu tinh thần trách nhiệm, sai sót kỹ thuật nghiên cứu vụ của cán bộ y tế gây tàn phế hoặc làm chết bệnh nhân ( cho uống hoặc tiêm nhầm thuốc, cắt nhầm chi, cắt nhầm phủ tạng, bỏ quên dụng cụ trong ổ bụng…)
- Xác định những vụ việc vi phạm quy chế, chế độ chuyên môn mà Nhà nước đã quy định (Hộ lý tự ý tiêm, y tá tự ý chọc dò dịch não tuỷ, v.v…) làm thiệt hại đến sức khỏe hoặc làm chết người.
- Xác định những hành vi thiếu y đức lạm dụng nghề nghiệp để trả thù, cưỡng hiếp, xâm hại tới thân thể, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng bệnh nhân hoặc dụ dỗ bệnh nhân làm những điều thiếu đạo đức.
- Nghiên cứu khoa học 2007
Nghiên cứu khoa học Y pháp bao gồm nghiên cứu những vấn đề thực tiễn đặt ra hàng ngày trong quá trình giám định, không lý giải được hay không giải quyết được. Hoặc nghiên cứu tổng kết thực tiễn để nâng cao chất lượng giám định. Đồng thời khoa học Y pháp phải nghiên cứu ứng dụng lý luận hiện đại và các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến của các ngành khoa học khác phục vụ cho Y pháp.
III. ĐỐI TƯỢNG CỦA Y PHÁP:
3.1. Người sống:
Giám định Y pháp đối với người sống phổ biến nhất vẫn là giám định tổn hại sức khỏe sau mọi hình thức bạo lực để lại các dấu tích hoặc không là có dấu tích trên cơ thể nạn nhân mà nguyên nhân là các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân rất đa dạng, phức tạp xảy ra hàng ngày trong xã hội. Sự cần thiết phải có kết luận giám định y pháp mức độ tổn hại sức khỏe giúp cơ quan tố tụng định tội lượng hình phạt đối với bị can. Khi vụ án đã xảy ra nhất là án mạng, thủ phạm trong trạng thái rối loạn tâm thần, vì tâm thần gây án hay gây án rồi bị tâm thần, cần phải có kết luận của giám định y pháp tâm thần để phân định bị can chịu trách nhiệm hình sự hay không? danh Trong các loại tệ nạn xã hội của cơ chế thị trường, tệ mại dâm đặc biệt là xâm phạm tình dục trẻ em với hiếp dâm là một trong những điều nhức nhối của xã nhân bị hiếp dâm không phải dễ dàng, đòi hỏi người giám định viên có kinh nghiệm, nắm chắc quy trình giám định ngõ hầu mới đáp ứng được yêu cầu của cơ quan tố tụng. Trong quá trình điều tra xét xử nhiều vụ án nhất là án kinh tế trong quá trình điều tra xét xử và chấp hành án bị can vào viện nhiều lần chữa bệnh gây trở ngại cho công tác giải quyết án, những câu hỏi đặt ra trong quyết định trưng cầu là phạm nhân có bệnh gì, bệnh có nguy hiểm không? tình trạng sức khỏe ra sao? v.v… cần phải có ý kiến của thầy thuốc y pháp giúp cho cơ quan tố tụng có phương hướng giải quyết, phải điều trị, hoặc phải truy tố, hay được tạm hoãn chấp hành án và được ân xá để chữa bệnh v.v…
Đối tượng của Y pháp đối với người sống còn phải đề cập đến giám định sức khoẻ tiền hôn nhân (Khám sức khỏe trước cưới) nhằm ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm đường tình dục như bệnh giang mai, bệnh lậu, bệnh HIV phát hiện các dị tật bẩm sinh của đường sinh dục bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc cho các cặp vợ chồng và sức khoẻ của nòi giống của một dân tộc.
3.2. Tử thi:
Giám định tử thi y pháp được coi là một trong những nền tảng của y pháp hình sự. Mọi cái chết, đặc biệt là cái chết ở những người không rõ tông tích, không giải đáp được các câu hỏi mà cơ quan điều tra đặt ra: họ là ai?; chết từ bao giờ ?; chết tại hiện trường?; chết đói?; vì sao mà chết?; thương tích xảy ra lúc sống hay xảy ra khi đã chết?; (nếu có thương tích) nạn nhân có bị xâm hại tình dục ? ( nếu là nữ) v.v..
Nói cách khác, tất cả cái chết nghi vấn, hoặc không trả lời được các câu hỏi nêu trên đều cần phải khám nghiệm tử thi tìm ra sự thật, khi có quyết định trưng cầu của cơ quan tố tụng.
3.3. Tang vật:
Tang vật là những vật chất cụ thể có liên quan đến vụ việc cần phải sử dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật của các chuyên gia, của giám định viên để xác định. Người ta chia thành 2 nhóm tang vật:
– Tang vật sinh học: máu, chất bài tiết (tinh dịch, chất nôn…), lông, tóc, các mảnh tổ chức.
– Tang vật không sinh học : súng, đạn, các loại vũ khí lạnh như dao, kiếm, gạch, đá, gậy, quần áo, giầy dép.
3.4. Hồ sơ:
Tài liệu là đối tượng giám định, gồm hồ sơ vụ việc đã giám định, hoặc chưa giám định đối với những trường hợp tử thi đã chôn cất, nhưng còn nhiều vấn đề chưa rõ kết luận giám định chưa thỏa đáng. Qua nghiên cứu, phân tích các dữ liệu có trong hồ sơ để làm rõ những vấn đề cơ quan điều tra quan tâm, hoặc đưa ra kết luận giám định chuẩn xác hơn. Đôi khi phải khai quật tử thi mới giải quyết được những vấn đề cơ quan trưng cầu đặt ra. Không giám định trên hồ sơ đối với người sống, bởi ở họ luôn có nhiều biến động về thể chất và tinh thần trong trường sống, nên không lấy hồ sơ làm chuẩn, mà phải lấy dữ liệu của hồ sơ đối chiếu với thực thể sống để đưa ra kết luận giám định.