Để đưa công trình được xây dựng sử dụng trên thực tế thì cần có sự đánh giá an toàn công trình theo quy định. Vậy, Nội dung, quy trình đánh giá an toàn công trình xây dựng như thế nào? Những loại công trình nào phải thực hiện đánh giá an toàn?
Mục lục bài viết
- 1 1. Nội dung đánh giá an toàn công trình như thế nào?
- 2 2. Trình tự thực hiện đánh giá an toàn công trình như thế nào?
- 3 3. Những loại công trình nào phải được đánh giá an toàn:
- 4 4. Xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình như thế nào?
- 5 5. Thời điểm và tần suất đánh giá an toàn công trình:
- 6 6. Mức chi phí thực hiện đánh giá an toàn công trình xây dựng là bao nhiêu?
1. Nội dung đánh giá an toàn công trình như thế nào?
Để đảm bảo việc đưa các công trình đã xây dựng vào sử dụng một cách an toàn hiệu quả và chất lượng thì cần thực hiện đánh giá an toàn công trình xây dựng. Nội dung này được quy định tại Điều 37 Nghị định 06/2021/ NĐ-CP với mục đích là để hướng dẫn quản lý chất lượng những công trình được thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng theo quy định. Nội dung đánh giá an toàn các công trình được thể hiện cụ thể qua những nội dung sau:
– Thứ nhất, quá trình kiểm tra đánh giá khả năng làm việc của các kết cấu chịu lực chính trong công trình này. Đây là nội dung là vô cùng quan trọng, nhất là các bộ phận công trình có nguy cơ gây mất an toàn;
– Thứ hai, để đảm bảo quá trình vận hành diễn ra tốt thì cần kiểm tra đánh giá những điều kiện bao gồm kiểm tra độ ồn mức độ ô nhiễm của khói bụ, các tác động từ các chất gây nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe trực tiếp của con người; những vấn đề liên quan đến an toàn cháy nổ.
– Thứ ba, quá trình đánh giá an toàn công trình phải được thực hiện bằng bộ quản lý công trình xây dựng chuyên trách:
+ Bộ quản lý công trình xây dựng có trách nhiệm kiểm tra ban hành các quy chuẩn về kỹ thuật tiêu chuẩn, quy định về đánh giá an toàn của công trình;
+ Công bố các tổ chức kiểm định đủ điều kiện năng lực để đánh giá chính xác công trình xây dựng;
+ Các công trình được đưa ra đánh giá phải thuộc danh mục được cơ quan nhà nước quy định tại khoản 4 điều 39 nghị định này.
2. Trình tự thực hiện đánh giá an toàn công trình như thế nào?
Quá trình đánh giá an toàn công trình diễn ra một cách thông suốt và theo một trật tự nhất định theo quy định tại Điều 36 Nghị định 06/2021/NĐ-CP:
Bước 1: Thực hiện việc lập và phê duyệt đề cương đánh giá an toàn;
Bước 2: Tiến hành tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình;
Bước 3: Sau khi đã hoàn thành đánh giá an toàn công trình phải thể hiện bằng văn bản báo cáo kết quả đánh giá.
Bước 4: Gửi báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này
3. Những loại công trình nào phải được đánh giá an toàn:
TT | Loại công trình | Cấp công trình |
1 | Các công trình được xây dựng để làm nơi cư trú cho cá nhân như Nhà chung cư, nhà ở tập thể khác | Cấp II trở lên |
2 | Cơ sở đào tạo giáo dục như trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học | Cấp II trở lên |
3 | Đối với cấp đào tạo cao hơn như xây dựng trường đại học, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ | Cấp I trở lên |
4 | Những địa điểm xây dựng vì sức khỏe cộng đồng: bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa | Cấp II trở lên |
5 | Khu vực khuyến khích thể thao như sân vận động, nhà thi đấu, sân thi đấu các môn thể thao có khán đài | Cấp II trở lên |
6 | Các khu vực phục vụ trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường, công trình văn hóa tập trung đông người | Cấp II trở lên |
7 | Các công trình xây dựng để làm trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn | Cấp I trở lên |
8 | Để đưa vào sử dụng đảm bảo an toàn thì khi xây dựng công trình dùng làm trụ sở, văn phòng làm việc hoặc các tòa nhà được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau cũng cần thực hiện đánh giá. | Cấp I trở lên |
4. Xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình như thế nào?
Thứ nhất, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tiến hành việc kiểm tra khối lượng công việc đánh giá an toàn cần phải thực hiện, đồng thời phải xem xét sự phù hợp của báo cáo đánh giá an toàn công trình so với dự thảo về đánh giá an toàn công trình đã được phê duyệt.
Trong trường hợp tiến hành đánh giá an toàn công trình chưa đảm bảo yêu cầu để đưa vào sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tiến hành gửi tổ chức kiểm định ý kiến không đồng ý bằng văn bản. Trong văn bản đó thể hiện rõ các nội dung chưa đạt yêu cầu mà tổ chức kiểm định cần thực hiện đánh giá lại hoặc đánh giá bổ sung thêm;
Khi nhận được văn bản thể hiện nội dung kết quả đánh giá an toàn công trình của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình theo quy định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vòng 14 ngày phải tiếp nhận báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình xem xét và
+ Trong trường hợp đánh giá an toàn được chấp thuận: yêu cầu của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình làm theo các nội dung kiến nghị của tổ chức đánh giá an toàn để đảm bảo công trình đưa vào vận hành một cách hợp lý;
+ Khi không chấp thuận báo cáo đánh giá an toàn vì nội dung thực hiện và kết quả báo cáo không đáp ứng yêu cầu thì tiến hành yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình đánh giá lại hoặc đánh giá bổ sung;
+ Sau khi đã thực hiện quá trình đánh giá nhưng nhận thấy công trình không đảm bảo điều kiện về an toàn khi đưa vào vận hành thì yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình thực hiện theo quy định.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình được quy định như sau:
+ Đối với các công trình xây dựng nằm trên địa bàn tỉnh thì thẩm quyền của đối với việc đánh giá an toàn công trình là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Những công trình xây dựng chuyên ngành thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì Bộ Quản lý công trình xây dựng có thẩm quyền thực hiện đánh giá an toàn này được quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định 06/2021/NĐ-CP;
+ Những công trình phục vụ quốc phòng với an ninh thì thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
5. Thời điểm và tần suất đánh giá an toàn công trình:
Những công trình đã hoàn thành việc xây dựng và được đưa vào khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật trên 8 năm kể từ ngày Thông tư số 10/2021/TT-BXD có hiệu lực thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình phải có trách nhiệm tiến hành đánh giá an toàn công trình lần đầu trong mốc thời gian không quá 24 tháng kể từ ngày Thông này có hiệu lực;
Đối với những công trình còn lại thời điểm hợp lý để đánh giá an toàn công trình lần đầu được thực hiện theo quy định sau:
+ Tiến hành xác định thời điểm đánh giá an toàn công trình lần đầu được thực hiện sau thời gian 10 năm kể từ thời điểm đưa công trình này vào khai thác sử dụng trên thực tế;
+ Sau khoảng thời gian này cần có lần đánh giá tiếp theo tần suất 5 năm một lần.
6. Mức chi phí thực hiện đánh giá an toàn công trình xây dựng là bao nhiêu?
Khoản chi phí đánh giá an toàn công trình bao gồm những chi phí sau:
– Thứ nhất,chi phí để thực hiện quá trình khảo sát và lập hồ sơ hiện trạng công trình
– Thứ hai, chi phí thuê tổ chức thẩm tra đề cương đánh giá an toàn công trình,
– Thứ ba, chi phí thuê tổ chức tư vấn giám sát thực hiện công tác đánh giá an toàn công trình;
– Thứ tư, những các khoản chi phí khác có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
– Thông tư 10/2021/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 06/2021/NĐ-CP và