Nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước. Cân đối ngân sách nhà nước là vấn đề rất quan trọng và cần thiết để Nhà nước thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình.
Hiện nay, vấn đề lạm phát tăng nhanh, khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh… đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước. Sự không ổn định trong hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước đã dẫn đến tình trạng mất cân đối ngân sách nhà nước. Để đáp ứng yêu cầu khách quan đó đồng thời cũng là để từng bước hoàn thiện pháp luật tài chính làm tài liệu nghiên cứu luật học, Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Luật Dương Gia gửi đến các quý độc giả bài viết: Nội dung nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước theo
Mục lục bài viết
1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động cân đối ngân sách nhà nước:
Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước cũng xuất hiện khá sớm trong lịch sử của nền tài chính công ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nguyên tắc cân đối ngân sách Nhà nước là một trong những nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước đã được thực hiện và quy định chi tiết tại Điều 8 Luật ngân sách nhà nước 2015 như sau:
“Điều 8. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
1. Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
2. Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước.
3. Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật.
4. Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.
5. Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xóa đói, giảm nghèo; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những chính sách quan trọng khác.
6. Bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy nhà nước.
7. Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị – xã hội.
8. Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm; ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của Chính phủ.
9. Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.
10. Việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp với Luật đầu tư công và quy định của pháp luật có liên quan.
11. Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.”
Như vậy, việc cân đối ngân sách nhà nước là một trong những nguyên tắc vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý và vận hành nguồn ngân sách nhà nước. Đảm bảo được việc cân đối nguồn ngân sách sẽ giúp cho nhà nước kiểm soát được việc huy động và quản lý thu chi nguồn ngân sách vào những mục đích nhất định.
2. Nội dung nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước:
Theo quy định tại Điều 7 Luật ngân sách nhà nước 2015 hướng dẫn nội dung nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước như sau:
– Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện. Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế.
– Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.
– Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
– Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:
+ Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
+ Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.
– Bội chi ngân sách địa phương:
+ Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
+ Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
+ Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.
– Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương:
+ Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;
+ Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;
+ Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.’
Theo đó, ta có thể thấy, ngân sách nhà nước được cân đối dựa trên các nguyên tắc trên. Vì vậy, chi đầu tư phát triển là vấn đề được Nhà nước ưu tiên trong xây dựng nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, các khoản vay nợ lại được tính vào thu ngân sách địa phương, do vậy nhìn một cách tổng thể thì ngân sách địa phương tôn trọng nguyên tắc phải cân bằng thu chi theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, song thực chất ngân sách địa phương có bội chi và khoản bội chi này lại không tính vào trong bội chi ngân sách nhà nước.
Điều này dẫn đến sự thiếu minh bạch trong cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Ngoài ra, việc quy định tỷ lệ tối đa được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% (trừ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) là chưa hợp lý, vì mỗi địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên nhu cầu vay nợ, khả năng quản lý nợ và hoàn trả nợ là khác nhau. Có lẽ, ưu điểm lớn nhất của nguyên tắc này là nó giúp cho việc xác định một cách chính xác và thực chất về tình trạng thặng dư hay thâm hụt của ngân sách nhà nước tại một thời điểm để từ đó đánh giá mức độ cân đối của ngân sách nhà nước.
Luật sư
3. Không tuân thủ nguyên tắc cân đối ngân sách là vi phạm quy định pháp luật:
Việc không tuân thủ nguyên tắc cân đối ngân sách sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc của ngân sách nhà nước trong quá trình quản lý ngân sách nhà nước. Tại Điều 18 Luật ngân sách nhà nước mới nhất có quy định về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước như sau:
“Điều 18. Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước.
2. Thu sai quy định của các luật thuế và quy định khác của pháp luật về thu ngân sách; phân chia sai quy định nguồn thu giữa ngân sách các cấp; giữ lại nguồn thu của ngân sách nhà nước sai chế độ; tự đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật.
3. Chi không có dự toán, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật này; chi không đúng dự toán ngân sách được giao; chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, không đúng mục đích; tự đặt ra các khoản chi trái với quy định của pháp luật.
4. Quyết định đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách không đúng thẩm quyền, không xác định rõ nguồn vốn để thực hiện.
5. Thực hiện vay trái với quy định của pháp luật; vay vượt quá khả năng cân đối của ngân sách.
6. Sử dụng ngân sách nhà nước để cho vay, tạm ứng, góp vốn trái với quy định của pháp luật.
7. Trì hoãn việc chi ngân sách khi đã bảo đảm các điều kiện chi theo quy định của pháp luật.
8. Hạch toán sai chế độ kế toán nhà nước và
9. Lập, trình dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước chậm so với thời hạn quy định.
10. Phê chuẩn, duyệt quyết toán ngân sách nhà nước sai quy định của pháp luật
11. Xuất quỹ ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước mà khoản chi đó không có trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, trừ trường hợp tạm cấp ngân sách và ứng trước dự toán ngân sách năm sau quy định tại Điều 51 và Điều 57 của Luật này.
12. Các hành vi bị cấm khác trong lĩnh vực ngân sách nhà nước theo quy định của các luật có liên quan.”