Khám chuyên khoa phát hiện bệnh nghề nghiệp không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của người lao động mà còn góp phần nâng cao hiệu quả lao động và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Vậy, nội dung khám chuyên khoa phát hiện bệnh nghề nghiệp được quy định như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Nội dung khám chuyên khoa phát hiện bệnh nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, người lao động sẽ được khám đầy đủ các nội dung sau đây để phát hiện bệnh nghề nghiệp trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm như sau:
TT | Tên bệnh | Yếu tố có hại | Nội dung khám | |
Lâm sàng | Cận lâm sàng | |||
1. | Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp | Bụi silic | Hệ hô hấp, tuần hoàn | – Chụp X-quang phổi; đo chức năng hô hấp. – Chụp cắt lớp, tìm AFB trong đờm (nếu cần). |
2. | Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp | Bụi amiăng | Hệ hô hấp, tuần hoàn | – Chụp X quang phổi, đo chức năng hô hấp. – Chụp cắt lớp, tìm AFB trong đờm (nếu cần) |
3. | Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp | Bụi bông, đay, lanh, gai | Hệ hô hấp, tuần hoàn, Tai – Mũi – Họng. | – Đo chức năng hô hấp – Thử nghiệm lấy da – Máu: Công thức máu – Chụp X-quang phổi, nghiệm pháp dược động học, IgE, IgG máu (nếu cần). – Test phục hồi phế quản (nếu cần). |
4. | Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp | Yếu tố gây viêm phế quản | Hệ hô hấp, tuần hoàn. | – Đo chức năng hô hấp – Chụp X-quang phổi (nếu cần) |
5. | Bệnh hen phế quản nghề nghiệp | Chất gây mẫn cảm, kích thích gây hen phế quản | Hệ hô hấp, tuần hoàn | – Đo chức năng hô hấp trước và sau ca làm việc – Thử nghiệm lấy da (nếu cần) |
6. | Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp | Bụi talc | Hệ hô hấp, tuần hoàn | – Chụp X-quang phổi; đo chức năng hô hấp. – Chụp cắt lớp, tìm AFB trong đờm (nếu cần) |
7. | Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp | Bụi than | Hệ hô hấp, tuần hoàn | – Chụp X-quang phổi; đo chức năng hô hấp. – Chụp cắt lớp, tìm AFB trong đờm (nếu cần) |
8. | Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp | Chì vô cơ, hữu cơ và các hợp chất của chì | Hệ tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh, tâm thần, Tai – Mũi – Họng, mắt, xương khớp, da, niêm mạc và hệ tạo máu. | – Máu: định lượng chì máu (trong trường hợp tiếp xúc chì vô cơ), huyết sắc tố, công thức máu, hồng cầu hạt kiềm,… – Nước tiểu: định lượng chì niệu (trong trường hợp tiếp xúc chì hữu cơ), ∆ ALA niệu (trong trường hợp tiếp xúc chì vô cơ), trụ niệu, hồng cầu. |
9. | Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng | Benzen, hoặc toluen, hoặc xylen | Hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu, da, niêm mạc và hệ tạo máu. | – Máu: Công thức máu, huyết sắc tố, tiểu cầu, thời gian máu đông, máu chảy – Nước tiểu: Albumin, trụ niệu, hồng cầu niệu, axit t,t-muconic niệu hoặc phenol niệu (tiếp xúc benzen), O-crezon niệu hoặc axit hyppuric niệu (tiếp xúc toluen), axit metyl hyppuric niệu (tiếp xúc xylen). |
10. | Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp | Thủy ngân vô cơ hoặc hữu cơ và các hợp chất của thủy ngân | Hệ thần kinh, tâm thần, tiêu hóa, tiết niệu, mắt, da, niêm mạc và răng. | – Máu: Công thức máu, thủy ngân máu (trường hợp nghi nhiễm độc cấp tính) – Nước tiểu: thủy ngân niệu, albumin, trụ niệu, hồng cầu niệu. – Tủy đồ (nếu cần) |
11. | Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp | Mangan và các hợp chất của mangan | Hệ hô hấp, thần kinh, vận động, tiêu hóa. | – Máu: Công thức máu, – Nước tiểu: mangan niệu, albumin, trụ niệu, hồng cầu niệu. – Tủy đồ (nếu cần). |
12. | Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp | Trinitrotoluen (TNT) | Hệ thần kinh, da và niêm mạc, hệ tiêu hóa, tiết niệu, mắt… | – Máu: Methemoglobin, công thức máu, huyết sắc tố, men gan, – Nước tiểu: Định tính TNT niệu, albumin, hồng cầu niệu, trụ niệu. – Tủy đồ (nếu cần) |
13. | Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp | Asen và hợp chất asen | Hệ thần kinh, tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da. | – Máu: Công thức máu – Nước tiểu: Asen niệu, albumin, hồng cầu niệu, trụ niệu. – Định lượng asen tóc |
14. | Bệnh nhiễm độc nicôtin nghề nghiệp | Nicôtin | Hệ thần kinh, tâm thần, tuần hoàn, hô hấp. | – Máu: Công thức máu. – Nước tiểu: Định lượng cotinin hoặc nicôtin niệu. |
15. | Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp | Hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) nhóm photpho hoặc cacbamat | Hệ thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn, da | – Máu: Công thức máu, định lượng men cholinesteraza hồng cầu hoặc huyết tương – Nước tiểu: albumin, hồng cầu niệu, trụ niệu – Định lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong máu hoặc chất chuyển hóa trong nước tiểu (nếu cần). |
16. | Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp | Cacbon monoxit (CO) | Hệ thần kinh cơ, hệ tuần hoàn, tim mạch. | – Máu: Định lượng HbCO – Đo điện tim – Siêu âm tim, mạch (nếu cần) |
17. | Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp | Cadimi và hợp chất cadimi | Hệ thần kinh, tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, xương khớp. | – Nước tiểu: Cadimi niệu, albumin, beta2-micro-globulin niệu, hồng cầu niệu, trụ niệu, canxi niệu. – Đo độ loãng xương, chụp X-quang xương – Chức năng gan, thận, X-quang tim phổi (nếu cần) |
18. | Bệnh phóng xạ nghề nghiệp | Bức xạ ion hóa | Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, hệ thống hạch bạch huyết. | – Máu: Huyết đồ – Tủy đồ và/hoặc xét nghiệm nhiễm sắc thể (nếu cần) |
19. | Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn | Tiếng ồn | Chuyên khoa Tai mũi họng | – Đo thính lực đơn âm. – Chụp X-quang xương chũm, đo nhĩ lượng, phản xạ cơ bàn đạp, ghi đáp ứng thính giác thân não (nếu cần). |
20. | Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ | Rung tần số cao do sử dụng dụng cụ cầm tay | Hệ xương khớp, thần kinh và mao mạch ngoại vi. | – Chụp X-quang khớp cổ tay, khuỷu tay, khớp vai. – Nghiệm pháp lạnh. – Soi mao mạch, đo ngưỡng cảm nhận rung, cảm nhận đau (nếu cần). |
21. | Bệnh giảm áp nghề nghiệp | Giảm nhanh áp suất bên ngoài cơ thể | Hệ thần kinh, xương khớp, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tai mũi họng. | – Chụp X-quang xương, khớp – Đo thính lực đơn âm – Đo điện tim – Nước tiểu: Tìm albumin trụ niệu, hồng cầu – Máu: Công thức máu, định lượng canxi (nếu cần). |
22. | Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân | Rung cơ học tác động toàn thân | Cơ xương khớp, thần kinh, tiêu hóa, tiết niệu | – X-quang cột sống thắt lưng – Chụp CT scanner hoặc MRI cột sống thắt lưng, nội soi dạ dày (nếu cần) |
23. | Bệnh sạm da nghề nghiệp | Yếu tố gây sạm da | Da, niêm mạc | – Đo liều sinh học (biodose) – Nước tiểu: porphyrin niệu, melanogen niệu (nếu cần) |
24. | Bệnh viêm da và loét vách ngăn mũi nghề nghiệp do crôm | Crôm VI | Da, tai mũi họng | – Thử nghiệm áp bì (patch test) |
25. | Bệnh Leptospira nghề nghiệp | Xoắn khuẩn Leptospria | Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da | – Phản ứng ngưng kết tan Martin -Pettit – Tìm xoắn khuẩn trong máu (nếu cần) |
26. | Bệnh nốt dầu nghề nghiệp | Dầu, mỡ bẩn | Da, niêm mạc. | – Thử nghiệm lấy da (prick test). – Kỹ thuật xác định hạt dầu, hạt sừng. – Đo pH da – Thử nghiệm trung hòa kiềm theo phương pháp Burchardt (nếu cần) |
27. | Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài | Môi trường ẩm ướt, lạnh kéo dài | Da, niêm mạc, móng | – Đo pH da – Xét nghiệm nấm da, móng, vi khuẩn vùng da tổn thương (nếu cần) – Thử nghiệm trung hòa kiềm theo phương pháp Burchardt (nếu cần) |
28. | Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su | Cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su | Da, hô hấp | – Thử nghiệm lấy da – Thử nghiệp áp da – Định lượng nồng độ IgE, IgG máu (nếu cần) |
29. | Bệnh lao nghề nghiệp | Vi khuẩn lao | Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da, tiết niệu, xương khớp… | – Chụp X-quang phổi. – Tìm AFB trong đờm, trong dịch sinh học, phản ứng Mantoux, tốc độ máu lắng – Chọc hạch, sinh thiết hạch, làm PCR (nếu cần) |
30. | Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp | Vi rút viêm gan B | Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da niêm mạc | – Máu: HBsAg, AST, ALT, công thức máu. – Nước tiểu: Albumin, sắc tố mật, muối mật,… – Siêu âm gan, mật. |
31. | Bệnh nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp | HIV | Da, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu | – Máu: Công thức máu, xét nghiệm HIV |
32. | Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp | Vi rút viêm gan C | Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da niêm mạc | – Máu: Anti HCV, AST, ALT, công thức máu. – Nước tiểu: Albumin, sắc tố mật, muối mật,… – Siêu âm gan, mật. – HCV-RNA (nếu cần) |
33. | Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp | Bụi amiăng | Hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa | – Chụp X-quang phổi, CT scaner, đo chức năng hô hấp. – Mô bệnh học, hóa mô miễn dịch – Siêu âm tim, ổ bụng (nếu cần) |
34. | Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp | Bức xạ ion hóa, bức xạ tử ngoại nhân tạo, bức xạ nhiệt, vi | Mắt, thần kinh | Siêu âm mắt, đo nhãn áp |
Ngoài ra, người lao động còn được thực hiện thêm các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại trong môi trường lao động (nếu cần). Còn đối với lao động nữ phải khám thêm chuyên khoa phụ sản.
Phải khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh nghề nghiệp đối với những bệnh nghề nghiệp không nằm trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội.
2. Hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp:
Hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp được quy định rõ tại Điều 8
-
Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc: Đây là phiếu đánh giá tình trạng sức khỏe của người lao động trước khi họ bắt đầu công việc mới. Đối với những người lao động đã làm việc trước ngày 15/8/2016, có thể sử dụng kết quả khám sức khỏe gần nhất để thay thế.
-
Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp: ghi chép chi tiết các thông tin về các lần khám sức khỏe liên quan đến bệnh nghề nghiệp của người lao động.
-
Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau: Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động: Đây là kết quả đo lường các yếu tố trong môi trường làm việc của người lao động. Trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật trong môi trường lao động mà việc quan trắc này được thực hiện trước ngày 01/7/2016, hồ sơ phải kèm theo Phiếu đánh giá tiếp xúc yếu tố vi sinh vật do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 01/7/2016.
-
Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính: Đối với trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính và tại thời điểm xảy ra bệnh chưa kịp xác định mức độ tiếp xúc với yếu tố có hại, cần có biên bản xác nhận này.
-
Bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có): Nếu người lao động đã từng điều trị bệnh có liên quan đến bệnh nghề nghiệp, cần cung cấp bản sao giấy ra viện hoặc bản tóm tắt hồ sơ bệnh án.
Lưu ý: Toàn bộ giấy tờ, tài liệu nêu trên cần phải đảm bảo rằng quá trình khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp được thực hiện đầy đủ và chính xác, giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động và nâng cao hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh nghề nghiệp.
3. Phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp, người lao động được điều trị thế nào?
Khi người lao động được phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải đảm bảo đưa người lao động đó đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để thực hiện điều trị theo phác đồ được quy định trong khoản 5 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015. Tất cả các chi phí liên quan đến quá trình khám phát hiện và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động đều được người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải thanh toán các chi phí y tế từ giai đoạn sơ cứu, cấp cứu cho đến khi người lao động mắc bệnh nghề nghiệp được điều trị ổn định. Các chi phí này bao gồm chi phí đồng chi trả và những khoản chi phí không được bảo hiểm y tế thanh toán. Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng phải chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp được kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% và không tham gia bảo hiểm y tế.
Trong suốt thời gian điều trị bệnh nghề nghiệp, người lao động cũng được hưởng đầy đủ tiền lương theo mức bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mắc bệnh nghề nghiệp, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.
THAM KHẢO THÊM: