Biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính được coi là biểu mẫu chứng từ được in ấn và phát hành, sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc để xác định số tiền mà các chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính đã nộp. Vậy nội dung và hình thức biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nội dung, hình thức biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính:
1.1. Quy định về nội dung của biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính:
Nội dung của biên lai thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính được căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 18/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, bừ trừ số tiền nộp phạt chênh lệch, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm một số thông tin cơ bản. Nhìn chung thì các thông tin được ghi trên biên lai thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính sẽ phải được thể hiện trên cùng một mặt giấy theo quy định của pháp luật. Tùy theo từng mẫu biên lai thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính khác nhau mà nội dung của biên lai cũng sẽ bao gồm những nội dung khác nhau. Tuy nhiên sẽ xoay quanh một số hoặc toàn bộ các thông tin như sau:
Thứ nhất, biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính sẽ phải bao gồm đơn vị thu tiền, trong đó thể hiện rõ tên cơ quan và đơn vị trực tiếp thu tiền phạt vi phạm hành chính của các chủ thể.
Thứ hai, trong biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính phải thể hiện tên và loại biên lai (in sẵn mệnh giá hoặc không in sẵn mệnh giá theo quy định của pháp luật).
Thứ ba, biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính phải thể hiện ký hiệu mẫu biên lai theo quy định của pháp luật, phải thể hiện ký hiệu hoặc Siri của bên lai. Nhìn chung thì sẽ bao gồm một số loại ký hiệu cụ thể như sau:
– Ký hiệu mẫu biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá tại Mẫu số 03a1 đượ ghi nhận là CTT45.
– Ký hiệu mẫu biên lai thu tiền phạt in sẵn mệnh giá tại Mẫu 1 thuộc Mẫu số 03a2, cụ thể như sau:
+ CTT45B-5: đây được xác định là biên lai thu tiền phạt mệnh giá 5.000 đồng;
+ CTT45B-10: đây được xác định là biên lai thu tiền phạt mệnh giá 10.000 đồng;
+ CTT45B-20: đây được xác định là biên lai thu tiền phạt mệnh giá 20.000 đồng;
+ CTT45B-50: đây được xác định là biên lai thu tiền phạt mệnh giá 50.000 đồng;
+ CTT45B-100: đây được xác định là biên lai thu tiền phạt mệnh giá 100.000 đồng;
+ CTT45B-200: đây được xác định là biên lai thu tiền phạt mệnh giá 200.000 đồng;
+ CTT45B-500: đây được xác định là biên lai thu tiền phạt mệnh giá 500.000 đồng.
– Ký hiệu mẫu biên lai thu tiền phạt in sẵn mệnh giá tại Mẫu 2 thuộc Mẫu số 03a2, cụ thể như sau:
+ CTT45C-5: đây được xác định là biên lai thu tiền phạt mệnh giá 5.000 đồng;
+ CTT45C-10: đây được xác định là biên lai thu tiền phạt mệnh giá 10.000 đồng;
+ CTT45C-20: đây được xác định là biên lai thu tiền phạt mệnh giá 20.000 đồng;
+ CTT45C-50: đây được xác định là biên lai thu tiền phạt mệnh giá 50.000 đồng;
+ CTT45C-100: đây được xác định là biên lai thu tiền phạt mệnh giá 100.000 đồng;
+ CTT45C-200: đây được xác định là biên lai thu tiền phạt mệnh giá 200.000 đồng;
+ CTT45C-500: đây được xác định là biên lai thu tiền phạt mệnh giá 500.000 đồng.
Thứ tư, biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính phải thể hiện số thứ tự của biên lai đó. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì số thứ tự của biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính là một dãy số tự nhiên liên tiếp trong cùng một ký hiệu hoặc trong cùng một Siri biên lai bao gồm 07 số. Với mỗi ký hiệu vào mỗi Siri biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính khác nhau thì số thứ tự bắt đầu sẽ từ số 0000001.
Thứ năm, biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính phải thể hiện được tên các liên của biên lai đó. Nhìn chung thì liên của biên lai chính là các tờ trong cùng một số thứ tự của biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính. Tên các liên của biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính sẽ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ sáu, biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính phải thể hiện rõ họ và tên, địa chỉ, cùng với chữ ký của người nộp tiền.
Thứ bảy, trong biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính phải thể hiện rõ lý do nộp tiền và số tiền cần phải nộp ( viết đồng thời bằng số và bằng chữ). Bên cạnh đó thì biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính phải thể hiện rõ thông tin về
Thứ tám, biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính tại càng hiện rõ họ và tên cùng với chữ ký của người thu tiền theo quy định của pháp luật.
1.2. Quy định về hình thức của biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính:
Biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính được thể hiện theo hình thức căn cứ theo khoản 1 Điều 9 của Thông tư 18/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, bừ trừ số tiền nộp phạt chênh lệch, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
Thứ nhất, biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính phải được đánh số liên tiếp theo thứ tự, mỗi số có từ 2 liên trở lên tùy theo mỗi loại biên lai, cụ thể như sau:
– Đối với biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính in sẵn mệnh giá, mỗi số có 2 liên:
+ Liên 1: Nơi lưu tại cơ quan thu;
+ Liên 2: Giao cho người nộp tiền.
– Đối với biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính không in sẵn mệnh giá, mỗi số có 4 liên:
+ Liên 1: Báo soát;
+ Liên 2: Giao cho người nộp tiền;
+ Liên 3: Lưu cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định thu phạt;
+ Liên 4: Lưu tại cuống biên lai.
Thứ hai, ngôn ngữ thể hiện tại biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện nay được xác định là ngôn ngữ tiếng Việt. Trường hợp xét thấy cần ghi thêm tiếng nước ngoài thì phần ghi thêm bằng tiếng nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn hoặc đặt ngay dưới dòng nội dung ghi bằng tiếng Việt với cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
Thứ ba, số tiền thu phạt được ghi trên biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính bởi các chữ số tự nhiên từ 0 đến 9 theo mức thu bằng đồng Việt Nam.
2. Quy định về phân loại biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ tại Điều 8 của Thông tư 18/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, bừ trừ số tiền nộp phạt chênh lệch, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính, có quy định về các loại biên lai thu tiền phạt như sau:
Thứ nhất, biên lai thu tiền phạt in sẵn mệnh giá là loại biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính mang những dấu hiệu cơ bản sau:
– Là loại biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính mà trên mỗi tờ biên lai đã được các chủ thể in sẵn số tiền cụ thể, nhất định và được sử dụng thống nhất trong cả nước;
– Loại biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính này được sử dụng cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thu tiền phạt vi phạm hành chính tại chỗ theo quy định tại khoản 2 Điều 69 và khoản 2 Điều 78
– Biên lai này có thể bao gồm các loại mệnh giá cụ thể như sau: 5.000 đồng, 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng, 500.000 đồng.
Thứ hai, biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá là loại biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính mang những dấu hiệu cơ bản sau:
– Là loại biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính mà trên đó số tiền thu phạt do các chủ thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thu phạt ghi;
– Loại biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính này được sử dụng để thu tiền phạt đối với các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không thuộc khoản 1 Điều 8 của Thông tư 18/2023/TT-BTC và thu tiền chậm nộp phạt.
Thứ ba, biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính lập và in từ chương trình ứng dụng thu ngân sách nhà nước của cơ quan có thẩm quyền là Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản thực hiện theo quy định tại Thông tư 72/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 328/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
Theo đó, như phân tích ở trên, thì có 3 loại biên lai thu tiền phạt, như sau:
– Biên lai thu tiền phạt in sẵn mệnh giá;
– Biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá;
– Biên lai thu tiền phạt lập và in từ chương trình máy tính.
3. Quy định về tổ chức in, phát hành, quản lý, sử dụng biên lai thu tiền phạt:
Nhìn chung thì quá trình in ấn và phát hành biên lai thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính được thực hiện như sau:
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục thuế sẽ phải tạm biên lai theo hình thức in ấn và giao cho các chủ thể có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ thu tiền phạt. Số lượng biên lai đã in sẽ được căn cứ vào tình hình thực tế tại các địa phương nhất định. Cục thuế được ngân sách nhà nước hỗ trợ và bố trí các kinh phí phù hợp để in biên lai;
– Biên lai sẽ phải được in theo đúng mẫu và bao gồm đầy đủ các nội dung nêu trên, in theo những hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật. Biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính chỉ được yên tại các nhà in có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật, và trong quá trình in biên lai phải có hợp đồng in. Khi in xong thì phải thực hiện hủy các bạn in thừa và in thử khi tiến hành hoạt động thanh lý hợp đồng in biên lai;
– Biên lai sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục thuế đặt in trước khi cấp lần đầu phải được thông báo phát hành. Thông báo phát hành biên lai phải được gửi đến tất cả các Cục thuế trong phạm vi cả nước, trong thời hạn 10 ngày làm việc, được tính kể từ ngày lập thông báo phát hành và trước khi cấp biên lai. Đối với trường hợp Cục thuế đã đưa nội dung thông báo phát hành biên lai lên các trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành biên lai đến các Cục thuế khác. Trong trường hợp có sự thay đổi về nội dung phải phát hành thì khi đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục thuế sẽ phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành mới theo như quy định nêu trên;
– Khi cơ quan thuế tiến hành hoạt động cấp biên lai cho các chủ thể được giao nhiệm vụ thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính, yêu cầu người lĩnh bên lai phải có
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 18/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, bừ trừ số tiền nộp phạt chênh lệch, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.