Phương thức tổ chức giám sát? Mục đích của việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và công khai thông tin tài chính doanh nghiệp? Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp? Nội dung giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động?
Hiện nay đối với các hoạt động của Doanh nghiệp có các tiêu chí đánh giá và Giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động dựa trên các quy định của pháp luật mà có các quy định và mục đích để giúp nhà nước và các cơ quan đại diện của Doanh nghiệp kịp thời phát hiện ra các hạn chế và yếu kém trong các hoạt động để có thể kip thoi đưa ra hướng giải quyết. vậy để hiểu thêm về Nội dung giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý: Tại Nghị định Số: 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào Doanh Nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của Doanh Nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước
Luật sư
1. Phương thức tổ chức giám sát
Tại Nghị định Số: 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào Doanh Nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của Doanh Nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước quy định: Điều 7. Phương thức tổ chức giám sát như sau:
1. Giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp thực hiện bằng phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung việc giám sát trước và giám sát sau.
2. Quý IV năm trước, Bộ Tài chính lập Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, công bố trước ngày 31 tháng 01 hằng năm. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp đã được công bố.
3. Chế độ báo cáo:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập Báo cáo tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm trước gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 5 hàng năm. Nội dung Báo cáo thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
b) Bộ Tài chính lập Báo cáo giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm trước, báo cáo Chính phủ trước ngày 31 tháng 7 hằng năm.
4. Trường hợp phát hiện vi phạm của cơ quan đại diện chủ sở hữu về phạm vi đầu tư vốn, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với viec Giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động được hiểu là một chương trình là thu thập dữ liệu định kỳ để đo lường tiến độ thực hiện chương trình nhằm đạt được mục tiêu của chương trìnhđã đặt ra trước đó. Giám sát được sử dụng như một biện pháp để theo dõi những thay đổi trong khi thực hiện chương trình. với các Mục đích để cho phép các bên liên quan đưa ra quyết định tùy thuộc vào tính hiệu quả của chương trình và hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực phát triển tốt nhất theo quy định
Ngoài ra, Giám sát và đánh giá là một quá trình liên tục diễn ra trong suốt quá trình triển khai chương trình đánh giá và giám sát các hoạt động thì Để có hiệu quả nhất, giám sát và đánh giá nên được lập kế hoạch trong các giai đoạn thiết kế chương trình, với thời gian, kinh phí và nhân lực cần và được tính toán và phân bổ trước.
2. Mục đích của việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và công khai thông tin tài chính doanh nghiệp
Mục đích của việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, và mục đích giám sát tài chính, và đánh giá hiệu quả và công khai thông tin tài chính doanh nghiệp quy định:
Thứ nhất, Mục đích Đánh giá việc tuân thủ quy định về phạm vi, và các quy trình, thủ tục, thẩm quyền và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định
Thư hai, mục đích việc Đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu,
Mục đích giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đó là việc Giúp nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh và với Thực hiện công khai minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật và hơn nữa đó là Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Tại Nghị định Số: 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào Doanh Nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của Doanh Nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước tại Điều 28. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp quy định:
1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:
– Tiêu chí 1. Doanh thu.
– Tiêu chí 2. Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.
– Tiêu chí 3. Nợ phải trả quá hạn, khả năng thanh toán nợ đến hạn.
– Tiêu chí 4. Chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác, quy định về chế độ
– Tiêu chí 5. Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.
2. Các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này được xác định và tính toán từ số liệu trong các
Các tiêu chí 1, 2, 4 và tiêu chí 5 quy định tại Khoản 1 Điều này khi tính toán được xem xét, loại trừ các yếu tố tác động:
– Do nguyên nhân khách quan như: Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân bất khả kháng khác;
– Do đầu tư mở rộng phát triển sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hai năm đầu kể từ năm đưa công trình đầu tư vào sử dụng;
– Do Nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm do Nhà nước định giá) làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp hoặc phải thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối với doanh nghiệp được thành lập và thực tế hoạt động thường xuyên ổn định và chủ yếu là cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, việc xếp loại doanh nghiệp căn cứ từng tiêu chí 1, 3, 4 và tiêu chí 5 quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Việc đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ và các tiêu chí sau:
– Mức độ hoàn thành chỉ tiêu cơ quan đại diện chủ sở hữu giao về lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu;
– Kết quả xếp loại doanh nghiệp;
– Mức độ hoàn thành kế hoạch cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích).
Như vậy dựa trên các tiêu chí đánh giá Giám sát và đánh giá là thành phần thiết yếu của bất kì một dự án hay chương trình can thiệp nào. bao gồm những khái niệm cơ bản về giám sát và đánh giá trong các kế hoạch hoạt động nào đó. đối với Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì cũng có các tiêu chí đánh giá riêng và căn cứ vào đó mà đánh giá các Mức độ hoàn thành chỉ tiêu cơ quan đại diện chủ sở hữu giao về lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu và các tiêu chí được đưa ra dựa trên các quy định của pháp luật.
4. Nội dung giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động
Nội dung giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước được quy định tại Điều 6 của Quy chế; cụ thể bao gồm:
1. Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo các nội dung sau:
a) Hoạt động đầu tư tài sản tại doanh nghiệp (bao gồm danh mục dự án đầu tư, nguồn vốn huy động gắn với dự án đầu tư).
b) Việc huy động vốn và sử dụng vốn huy động; phát hành trái phiếu, cổ phiếu (nếu có).
c) Hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp bao gồm đầu tư trong nước, đầu tư ra nước ngoài, đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán (nếu có); hiệu quả việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp.
d) Việc quản lý tài sản, công nợ phải thu, công nợ phải trả, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu.
2. Giám sát bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.
3. Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo các nội dung sau:
a) Hoạt động sản xuất, tiêu thụ, tồn kho sản phẩm; doanh thu hoạt động kinh doanh, dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính; thu nhập khác.
b) Kết quả hoạt động kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).
c) Phân tích về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
d) Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
đ) Phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.
4. Giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp, trong đó có các nội dung về chi phí tiền lương, thu nhập của người lao động, người quản lý điều hành doanh nghiệp.
5. Bộ Tài chính quy định các biểu mẫu để thực hiện nội dung giám sát nêu tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định các biểu mẫu để thực hiện nội dung giám sát nêu tại Khoản 4 Điều này.
6. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán thực hiện các quy định về giám sát tài chính tại Quy chế này và các quy định của pháp luật về tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác với Quy chế này thì áp dụng theo pháp luật chuyên ngành.
Như vậy từ điều luật nêu như trên có thể thấy Mục đích của việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và công khai thông tin tài chính doanh nghiệp nhằm các mục đích như có thể Đánh giá việc tuân thủ quy định về phạm vi, quy trình, thủ tục, và thẩm quyền và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và các mục đích đánh giá đầy đủ, đánh giá một cách kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu,
Trên đây là thông tin của chúng tôi cung cấp về nội dung Nội dung giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của phap luật hiện hành.