Nội dung các phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng? Trách nhiệm của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng? Quản lý công tác khảo sát xây dựng? Phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng?
Quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng. Trong đó, khảo sát xây dựng là một trong các hoạt động xây dựng quan trọng, diễn ra trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng. Bởi lẽ, xây dựng có nhiều rủi ro, việc lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng rất quan trọng để đảm bảo an toàn khi thực hiện quá trình xây dựng. Vậy nội dung của các phương án kỹ thuật xây dưng mới nhất được quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Nội dung các phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng:
Khi thực hiện dự án xây dựng phải thực hiện khảo sát xây dựng dựa trên các loại hình xây dựng khác nhau như khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa chất thủy văn, hiện trạng công trình, … Yêu cầu của phương án kỹ thuật xây dựng phải được lập phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng. Ngoài ra, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng và đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng. Khi lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng thì nhà thầu khảo sát phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và nội dung phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải thực hiện các nội dung sau:
– Cơ sở để lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
– Thành phần, khối lượng công tác thực hiện khảo sát xây dựng;
– Phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí nghiệm được sử dụng;
– Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về áp dụng khảo sát xây dựng;
– Tổ chức thực hiện và biện pháp của nhà thầu kiểm soát chất lượng của khảo sát xây dựng;
– Tiến độ thực hiện xây dựng công trình;
– Các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác thực hiện trong khu vực khảo sát; biện pháp về bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực đang tiến hành khảo sát và phục hồi hiện trạng công trình sau khi kết thúc khảo sát.
2. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng:
Theo Khoản 9, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014 quy định chủ đầu tư trong thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn.
Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng do tư vấn thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát lập và được chủ đầu tư phê duyệt. Chủ đầu tư có trách nhiệm phải tự mình kiểm tra hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực chuyên môn để thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng để thực hiện nhiệm vụ khảo sát theo quy định của hợp đồng. Nếu chủ đầu tư không tự thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng thì có thể lựa chọn nhà thầu thực hiện và cung cấp cho nhà thầu các thông tin, tài liệu có liên quan đến việc khảo sát.
3. Quản lý công tác khảo sát xây dựng:
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 15/2021/NĐ-CP công tác khảo sát xây dựng được quản lý cụ thể như sau:
– Để thực hiện khảo sát theo quy định của hợp đồng xây dựng, nhà thầu khảo sát có trách nhiệm bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp; cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm công tác khảo sát và tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
– Chủ đầu tư được tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực hành nghề phù hợp với loại hình khảo sát tùy theo quy mô và loại hình khảo sát để giám sát khảo sát xây dựng theo các nội dung như sau:
+ Nhà thầu kiểm tra năng lực thực tế khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm (nếu có) được đưa vào sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng đã được duyệt và thực hiện theo quy định của hợp đồng xây dựng;
+ Chủ đầu tư theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát công trình, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm; công tác thực hiện thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm tại hiện trường; công tác bảo đảm an toàn lao động, an toàn môi trường trong cả quá trình thực hiện khảo sát.
– Khi phát hiện nhà thầu không thực hiện đúng phương án khảo sát đã được phê duyệt hoặc không thực hiện được theo các quy định khác của hợp đồng xây dựng thì chủ đầu tư được quyền đình chỉ công việc khảo sát.
4. Phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng:
Khi thực hiện khảo sát xây dựng xong thì người tiến hành việc khảo sát công trình xây dựng phải lập báo cáo với các nội dung về căn cứ thực hiện khảo sát công trình xây dựng đó; Quy trình thực hiện và phương pháp khảo sát xây dựng; Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình tại khu vực khảo sát xây dựng; các công việc khảo sát xây dựng đã được thực hiện; số liệu, kết quả khảo sát được phân tích; các đề xuất, ý kiến đánh giá (nếu có); Kết luận và kiến nghị hoàn thiện; các phụ lục về kết quả khảo sát công trình kèm theo báo cáo.
Báo cáo kết quả khảo sát công trình xây dựng khi được lập xong thì phải được phê duyệt, là bước quan trọng để xác định đảm bảo điều kiện xây dựng. Việc phê duyệt báo cáo này được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
– Việc phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng là trách nhiệm của chủ đầu tư và phải thực hiện bằng văn bản hoặc phê duyệt trực tiếp tại Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng đó. Để kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát xây dựng trước khi phê duyệt thì chủ đầu tư được quyền yêu cầu nhà thầu tư vấn thiết kế hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để kiểm tra lại kết quả của báo cáo đó..
– Vấn đề về chất lượng khảo sát xây dựng là trách nhiệm của nhà thầu khảo sát thực hiện. Về chất lượng khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát thực hiện, việc phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng của chủ đầu tư không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của họ.
– Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng là một trong những tài liệu quan trọng của hồ sơ hoàn thành công trình và được lưu trữ theo quy định.
5. Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng:
Căn cứ Điều 91 nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng bao gồm các điều kiện sau:
5.1. Điều kiện chung đối với các hạng:
– Có phòng thí nghiệm hoặc có
– Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị để phục vụ cho công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức thực hiện khảo sát.
5.2. Điều kiện đối với các hạng năng lực:
* Hạng I:
– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực, có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I;
– Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
– Đã thực hiện việc khảo sát xây dựng công trình ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên đối với cùng loại hình khảo sát.
* Hạng II:
– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực, có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng II trở lên;
– Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát ở loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ;
– Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc thực hiện 02 dự án từ nhóm C hoặc thực hiện 03 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát công trình xây dựng.
* Hạng III:
– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực, có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên;
– Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát tại nơi có loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ.