Nơi cư trú của người làm nghề lưu động là gì? Nơi cư trú của người làm nghề lưu động theo Bộ luật dân sự?
Nhà nước ta rất chú trọng đến việc quản lý và chăm lo cho cuộc sống của người dân. Để đảm bảo cho việc quản lý dân cư tốt thì nhà nước có quy định rất chặt chẽ về nơi thường trú, cư trú, tạm trú của người dân trong các đơn vị hành chính từ địa phương đến trung ương. Do đó, đối với những đối tượng khác nhau thì việc quy định về nơi cư trú cũng khác nhau, ví dụ như: nơi cư trú của cá nhân, người chưa thành niên, vơ chồng, người giám hộ, người làm nghề lưu động, quân nhân,….nơi cư trú của những người này được Bộ luật Dân sự quy định rất rõ ràng và cụ thể ở từng điều khoản khác nhau nên nơi cư trú của họ cũng đực xác định là không giống nhau. Việc quy định về nơi cư trú rõ rằng rất thuận tiện cho việc quản lý dân cư và tạo điều kiện cho người dân được cư trú hợp pháp tại nơi làm việc mà không phải là nơi đăng ký thường trú.
Tuy nhiên, hiện này rất nhiều người dân hay nói chính xác hơn là người hành nghề lưu động sống trực tiếp trên tàu thuyền và các phương tiện lưu động thì lại không xác định được nơi cư trú của mình là ở đâu vì họ không sống cố định một chỗ. Diều này chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc và cần giải đáp về nơi cư trú của người làm nghề lưu động được xác định như thế nào. Trong bài viết này Luật Dương Gia đặc việt trình bày các quy định của Bộ Luật này về nơi cư trú của người làm nghề lưu động theo Bộ luật dân sự.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Nơi cư trú của người làm nghề lưu động là gì?
Khi một người hay còn được gọi là một công dân mà không có nơi thường xuyên sinh sống và không có hộ khẩu thường trú, thì nơi cư trú là nơi tạm trú và có đăng kí tạm trú, hoặc là nơi người đó đang sinh sống, làm việc hoặc nơi có tài sản hoặc phần lớn tài sản của cá nhân đó. Theo đó thì, cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú. Theo đó nơi cư trú của công dân khi công dân đó có chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống và đây được xem là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. ngoài ra nếu công đan không xác định được theo các quy định trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.
Từ những quy định về cư trú được nêu ra ở trên thì nơi cư trú của người làm nghề lưu động là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, theo quy định tại Điều 45 của Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể:
“ Điều 45. Nơi cư trú của người làm nghề lưu động
Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Bộ luật này.”
Như vậy, có thể thấy pháp luật nước ta đã quy định cho những người hành nghề lưu động và không có nhà ở trên đất liền để sinh sống mà phải sống trên tàu thuyền, phương tiện đi lại để làm ăn và dinh sống thì có thể xác định nơi cư trú là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện mà người đó dùng phương tiện đó để sinh sống và hành nghề của mình. Một số người do hoàn cảnh đặc biệt về nghề nghiệp có thể không có nơi ở nhất định mà có phương tiền hành nghề lưu động ì vậy điều 45 Bộ luật Dân sự năm 2015 xác định nơi cư trú của những người này.
Nơi cư trú của người làm nghề lưu động được xác định dưới góc độ pháp lý thì được biết dựa theo đơn vị hành chính xạ, phường; quận, huyện; tỉnh/ thành phố. Việc xác định nơi cư trụ của của người làm nghề lưu động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện và bảo vệ quyền cá nhân của người làm nghề lưu động, bảo đảm sự ổn định các quan hệ dân sự và sự quản lí về mặt nhà nước đối với người này. Bên cạnh đó thì việc xác định nơi cư trú của người làm nghề lưu động là việc pháp luật quy định là nơi thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự, nơi mở thừa kế khi công dân chết, nơi xác định cá nhân là đã chết hoặc mất tích, nơi tống đạt các giấy tờ, nơi
2. Nơi cư trú của người làm nghề lưu động theo Bộ luật dân sự
Trên cơ sở người hành nghề lưu động vẫn không biết về nơi cư trú của mình được pháp luật xác định và quy định như như thế nào thì trong mục 2 này Luật Dương Gia sẽ giải đáp thắc mắc đó cho bạn đọc. Trên cơ sở quy định tại Điều 45 Bộ luật dân sự hiện nay quy định về nơi cư trú của người làm nghề lưu động. Theo đó, nơi cư trú của những cá nhân hay còn được gọi một cách chính xác hơn là người hành nghề lưu động này được xác định theo 2 trường hợp, cụ thể:
Trường hợp đầu tiên: Nơi cư trú của người hành nghề lưu động vẫn được pháp luật này xác định theo nguyên tắc xác định nơi cư trú của cá nhân nói chung tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật này là nơi mà người hành nghề lưu động thường xuyên sinh sống.
Trường hợp thứ hai: Nếu người hành nghề lưu động không xác định được nơi cư trú trong trường hợp nơi cư trú của cá nhân nói chung tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật này là nơi mà người hành nghề lưu động thường xuyên sinh sống thì nơi cư trú của họ được xác định là nơi phương tiện lưu động đăng ký như nơi đăng ký tàu, thuyền và các phương tiện lưu động khác.
Trên cơ sở ra đời của Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú 2020 đã giải quyết được rất nhiều vướng mắc trong việc xác định nơi cư trú cho người hành nghề lưu động. Nghị định này quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú về nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển; nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú; các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp, giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân; hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú, hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký tạm trú; xây dựng, quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu về cư trú, thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu từ Cơ sở dữ liệu về cư trú cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Cũng dựa theo các quy định của Nghị định này thì tại Điều 3 quy định về nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển, cụ thể:
“Điều 3. Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển
1. Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển (sau đây gọi chung là phương tiện) là nơi đăng ký phương tiện hoặc nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ (nếu phương tiện đó không phải đăng ký hoặc có nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ); trừ trường hợp đã đăng ký nơi cư trú khác theo quy định của Luật Cư trú.
2. Nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện là địa điểm thực tế được phép đậu, đỗ mà phương tiện đó đậu, đỗ nhiều nhất trong 12 tháng liên tục do chủ phương tiện tự xác định và đã đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi phương tiện đó đậu, đỗ.”
Dựa trên quy định tại Điều này có thể thấy việc pháp luật quy định về nơi cư trú của người làm nghề lưu động trong Nghị định 62/2021/NĐ-CP đã quy định cụ thể và chi tiết và đã bổ sung cho quy định tại Điều 40 của Bộ luật Dân sự năm 2015 như quy định về nới đăng ký phương tiện và giải thích rõ ràng và kỹ hơn về các thuật ngữ “nơi đăng ký phương tiện” và ” nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện” chính điều nãy đã giúp người dân hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật và những người hành nghề lưu động có thể thực hiện việc đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện.
Bên cạnh đó thì Nghị định này cũng quy định rất chi tiết về hồ sơ đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện gồm:
– Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
– Thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu còn hạn sử dụng của chủ phương tiện;
– Giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm đối với phương tiện phải đăng ký, đăng kiểm. Trường hợp phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;
– Hợp đồng thuê bến bãi cho phương tiện (nếu có).
Như vậy, khi người hành nghề lưu động nộp hồ sơ đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện đến Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã và các giấy tờ có trong hồ sơ của người này có thể cung cấp bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính của giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký để đơn vị tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và thực hiện việc xã xem xét, xác nhận vào Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện cho chủ phương tiện.