Giám hộ là gì? Người được giám hộ là ai? Nơi cư trú của người được giám hộ theo Bộ luật dân sự? Thủ tục đăng ký giám hộ?
Thuật ngữ “người được giám hộ” không phải là một thuật ngữ phổ biến mà mọi người có thể thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, cho nên người được giám hộ được xác định là một cụm từ dường như không còn xa lạ với nhiều người. Người được giám hộ được biết đến dưới góc độ pháp lý là một người được pháp luật hiện hành quy định có người giam hộ đương nhiên hoặc người giám hộ chỉ định. Việc pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của người được giám hộ và những đối tường được giám hộ là ai thì đã rất rõ ràng.
Những về vấn đề xác định nơi cư trú của người được giám hộ thì chắc hẳn nhiều người nghĩ rằng nơi cư trú của người này là nơi ở của người giám hộ. Tuy nhiên, pháp luật Dân sự quy định về vấn đề nơi cư trú của người được giám hộ theo Bộ luật dân sự như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về nội dung này như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Giám hộ là gì?
Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 58
Ngoài ra, Bộ luật này có quy định về chế định giám hộ đối với những người chưa thành niên để nhằm điều chỉnh các quan hệ với mục đích nhằm khắc phục tình trạng không tương đồng giữa sự bình đẳng về năng lực pháp luật với không bình đẳng về năng lực hành vi dân sự của những người có năng lực hành vi một phần, những người không có năng lực hành vi, bị mất năng lực hành vi. Vậy quan hệ giám hộ theo như quy định của
Thứ nhất, trên cơ sở quy định của pháp luật dân sự thì quan hệ đại diện được xác định là bản chất của quan hệ giám hộ là quan hệ giữa người giám hộ với người được giám hộ. Bên cạnh đó, pháp luật đã trao quyền cho người giám hộ sẽ nhân danh, thay mặt người được giám hộ để xác lập, thực hiện giao dịch mà người được giám hộ là chủ thể.
Thứ hai, pháp luật đưa ra các quy định về quan hệ giám hộ là nhằm mục đích muốn hướng đến việc chăm sóc, bảo vệ tốt nhất cho người được giám hộ – đó là những người chưa thành niên từ đó nhằm khắc phục tình trạng của người có năng lực pháp luật dân sự nhưng không thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện được quyền, nghĩa vụ của họ vì họ là những người chưa thành niên mà không có sự chăm sóc, giáo dục của cha mẹ, người có khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự mà bằng khả năng của chính mình, họ khó có thể chăm sóc bản thân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất. Chính vì thế, xác lập quan hệ giám hộ với mục tiêu bảo vệ được quyền, lợi ích họp pháp và chăm sóc tốt nhất cho những nhóm cá nhân này.
2. Người được giám hộ là ai?
Cũng dựa theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người được giám hộ được biết đến theo như quy định tại Điều 47, bao gồm:
“a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”
Theo quy định này thì những người giám hộ có thể phân chia thành các nhóm sau:
– Những người bắt buộc phải có người giám hộ bao gồm: người mất năng lực hành vi dân sự; người dưới 15 tuổi không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ.
– Người được giám hộ theo yêu cầu của cha, mẹ khi cha mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên.
– Những người từ 15 đến dưới 18 tuổi không bắt buộc phải có người giám hộ nếu họ phát triển bình thường về thể chất.
Như vậy, có thể thấy rằng, sự ra đời và quy định về người được giam hộ của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã giải quyết được những thắc mắc của đã số người dân về đối tượng được giám hộ là những ai. Bởi lẽ đó, người được giám hộ được xác định là người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ, người mất năng lục hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi,… và những đói tượng này được chia thành những nhóm riêng biệt để thuận tiện cho việc quản lý.
3. Nơi cư trú của người được giám hộ theo Bộ luật dân sự
Từ những quy định nêu ở 2 mục trên về giám hộ và người được giám hộ thì tại mục 3 này, tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc về nội dung nơi cư trú của người được giam hộ theo như quy định của Bộ luật Dân sự. Và nội dung này được quy định cụ thể theo Điều 42 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ, người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Do đó, theo như quy định tại Điều 42
Tuy nhiên, cũng giống như trường hợp của người chưa thành niên, nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định thì người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ. Điều 42 của Bộ luật Dân sự năm 2015 kế thừa nguyên vẹn quy định tại Điều 54 của
4. Thủ tục đăng ký giám hộ
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì khi tiến hành thủ tục đăng ký giám hộ, người có yêu cầu cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký giám hộ nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.
Bước 2: Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình và đối chiếu thông tin trong Tờ khai đăng ký giám hộ với giấy tờ trong hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu thấy yêu cầu đăng ký giám hộ đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ, cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Trích lục đăng ký giám hộ cho người yêu cầu.
Thẩm quyền đăng ký giám hộ được quy định tại Điều 19
Như vậy, để việc đăng ký để trở thành người giám hộ được diễn ra đúng theo mong muốn của cá nhân, tổ chức muốn trở thành người giám hộ thì tổ chức cá nhân có nhu cầu phải gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Bên cạnh đó thì tổ chức cá nhân có nhu cầu được trở thành người giám hộ cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ có trong hồ sơ như đã được nêu ở trên và có thể nộp hộ sơ theo hai hình thức đó là nộp trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về nơi cư trú của người được giám hộ theo Bộ luật dân sự theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về người được giám hộ, người giám hộ khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!