Nợ quá hạn là giá trị số nợ chưa được thanh toán trong thời hạn mà các bên thỏa thuận. Do đó mà người vay nợ đang vi phạm các nghĩa vụ của họ khi thực hiện hợp đồng vay tiền. Cùng tìm hiểu về quy trình này thông qua nội dung bài viết bên dưới.
Mục lục bài viết
thông báo việc nợ quá hạn. Lúc này, người vay có thể nêu tình hình khó khăn của bản thân và được yêu cầu tiếp tục trả nợ đúng hạn.rn-tNếu vẫn chưa có động thái trả nợ thì ngân hàng tiếp tục gửi thông báo đến các nơi có liên quan bao gồm: đơn vị khách hàng công tác, công ty khách hàng liên kết kinh doanh để nhờ hỗ trợ đòi nợ.rn-tMột số ngân hàng bắt đầu chọn hình thức chuyển việc đòi nợ cho bên thứ 3 để thực hiện thay mình.rn-tThực hiện các cách trên vẫn chưa có thể thỏa thuận cũng như thu hồi nợ thì ngân hàng hoặc tổ chức cho vay sẽ sử dụng đến phương án cuối cùng là kiện đòi nợ theo quy định của pháp luật. rnBị nợ quá hạn có sao không?rnViệc cá nhân hay công ty, tổ chức nợ quá hạn có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Bởi tất cả giao dịch tín dụng đều được trung tâm tín dụng CIC ghi nhận đầy đủ. Việc để nợ quá hạn sẽ làm giảm uy tín cũng như điểm tín dụng của bạn. Đây sẽ là một trong những khó khăn đầu tiên mà ngân hàng sẽ chú ý nếu bạn có ý định tiếp tục vay vốn từ ngân hàng."}" data-sheets-userformat="{"2":641,"3":[null,0],"10":1,"12":0}">1. Nợ quá hạn là gì?
Nợ quá hạn có đặc điểm là không trả đúng thời hạn quy ước. Khoản nợ này có thể bao gồm cả tiền gốc lẫn tiền lãi theo thỏa thuận vay.
Quy định pháp luật:
Điều 20 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về nợ quá hạn như sau:
“Tổ chức tín dụng chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn.”
Như vậy:
Khi đã đến hạn thanh toán hợp đồng vay, nghĩa vụ trả nợ phải được thực hiện xong. Còn nếu khách hàng không có khả năng thanh toán được tiền lãi và cả gốc thì được xếp vào nhóm nợ quá hạn. Khi đó, họ đang vi phạm các nghĩa vụ và thỏa thuận theo hợp đồng vay.
Nếu cá nhân, tổ chức doanh nghiệp, công ty bị vướng vào tình trạng nợ thì chịu ảnh hưởng khá xấu đến uy tín của mình. Vừa thể hiện khả năng thanh toán, thu nhập không đảm bảo. Khoản nợ xấu này sẽ khiến họ bị xếp vào đối tượng có điểm tín dụng thấp. Từ đó mà các cơ hội để bạn có thể vay tiếp là gần như bị cân nhắc nhiều hơn điều kiện chặt chẽ hơn.
Bị nợ quá hạn có sao không?
Các tổ chức tính dụng sẽ thông báo khách hàng có nợ quá hạn đến trung tâm tín dụng CIC. Do đó mà các quyền lợi, nhu cầu vay vốn trong tương lai của họ cũng hạn chế hơn.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Nợ quá hạn tiếng Anh là Overdue.
Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng tiếng Anh là Process of handling overdue debts of the bank.
3. Cách phân chia nợ quá hạn như thế nào?
Nợ quá hạn có thể được hiểu trong hai trường hợp sau đây:
– Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo (vay thế chấp):
Khi thực hiện khoản vay, người đi vay đã thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay. Như nhà cửa, bất động sản, vàng,.… Trong trường hợp này, các tài sản thế chấp có thể bị xử lý nếu khách hàng không có khả năng thanh toán.
– Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo (vay tín chấp):
Ngân hàng gặp nhiều rủi ro hơn nếu khách hàng không còn khả năng thanh toán.
4. Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng?
4.1. Các cơ sở pháp lý để ngân hàng thực hiện xử lý nợ quá hạn:
Xử lý nợ quá hạn nghiệp vụ của Ngân hàng, bởi hoạt động cho vay giá trị lớn được thực hiện phổ biến trong dịch vụ của ngân hàng. Trong các ngân hàng, cơ cấu hoạt động luôn có một bộ phận gồm các chuyên viên xử lý và thu hồi nợ, xử lý nợ theo quy định của Pháp luật.
Các nguồn cơ sở pháp lý được tổ chức tín dụng áp dụng bao gồm:
– Quy định của Ngân hàng nhà nước về việc xử lý nợ quá hạn.
– Nội dung quy định trong Điều lệ, Thoả thuận cho vay và Hợp đồng bảo đảm tiền vay của từng Ngân hàng.
4.2. Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng:
Căn cứ trên các quy định đó, quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng thường bao gồm các bước cơ bản bên dưới. Trong đó, nếu sau mỗi bước thực hiện, khách hàng đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình thì quy trình xử lý nợ kết thúc. Ngược lại, quy trình sẽ chuyển sang bước tiếp theo để ngân hàng thu hồi được nợ.
Bước 1: Thông báo về việc nợ quá hạn đối với khách hàng:
Ngân hàng thực hiện quản lý hoạt động vay vốn, các khách hàng đến hạn thực hiện thanh toán.
Khi quản lý thông tin, thấy khách hàng có nợ quá hạn thì ngân hàng cần có thông báo công khai tới khách hàng. Nhằm giúp khách hàng nắm bắt được thông tin nợ quá hạn của mình. Cũng như để họ xác định các nghĩa vụ thanh toán đúng quy định.
Nội dung thông báo tối thiểu cần có các nội dung sau:
+ Số dư nợ gốc bị quá hạn. Đây là khoản tiền vay chưa được thanh toán khi đến hạn.
+ Thời điểm chuyển nợ quá hạn. Cũng là thời điểm kết thúc thời hạn cho vay như trong hợp đồng vay được các bên thỏa thuận.
+ Lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn, lãi chậm trả. Các lãi suất tính trên nghĩa vụ phát sinh của khách hàng khi không thực hiện nghĩa vụ đến hạn.
Nếu sau khi thông báo, khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của họ thì chuyển sang bước 2.
Bước 2: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ:
Để thực hiện cơ cấu, phải đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Trong đó:
– Tiến hành xem xét và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc (và/hoặc lãi vốn vay) khi đồng thời có hai điều kiện:
+ Đối với khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc (và/hoặc lãi vốn vay) trong thời hạn cho vay đã thoả thuận theo
+ Tổ chức tín dụng đánh giá là họ có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo.
– Xem xét cho gia hạn nợ theo thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng khi đồng thời có các điều kiện sau:
+ Đối với khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc (và/hoặc lãi vốn vay) đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận theo Hợp đồng tín dụng.
+ Tổ chức tín dụng đánh giá họ có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay.
Lưu ý:
– Toàn bộ số dư nợ vay gốc của khách hàng có khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ được phân loại vào các nhóm nợ thích hợp để tiếp tục cho quá trình giám sát và đánh giá của ngân hàng. Cũng như thấy được các khả năng, căn cứ phù hợp cho khả năng thanh toán nghĩa vụ thực tế của họ.
– Ngoài ra, thời hạn để thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ được các ngân hàng quy định riêng tại Quy chế cho vay. Nhằm đánh giá, xem xét và đưa ra phương án thích hợp cho từng hợp đồng vay quá hạn trên thực tế.
Thông thường thời hạn cho việc tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ là 10 ngày kể từ ngày đến kỳ hạn trả nợ đã thoả thuận theo Hợp đồng cho vay. Trong thời gian này, chuyên viên ngân hàng phải đảm bảo hoàn thành xong các nghiệp vụ cần thiết.
Nếu sau bước này, khách hàng vẫn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì chuyển sang bước 3.
Bước 3: Xử lý tài sản bảo đảm:
Nếu sau khi thực hiện 2 bước trên, nếu khách hàng vẫn không trả nợ quá hạn, theo nguyên tắc thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm vốn vay theo sự thoả thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.
Đây là lý do các ngân hàng khi cho vay đều yêu cầu có biện pháp bảo đảm. Đặc biệt là thế chấp tài sản là một hình thức bảo đảm tài sản được sử dụng phổ biến.
Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm:
– Trước khi tiến hành quy trình ngân hàng cần có văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm tới khách hàng. Nhằm thông tin, thông báo về quyền được tiến hành xử lý tài sản của ngân hàng theo quy định. Các nội dung chủ yếu thông báo bao gồm:
+ Lý do xử lý tài sản bảo đảm;
+ Tài sản bảo đảm bị xử lý là gì?
+ Thời gian, địa điểm, cách thức xử lý tài sản bảo đảm.
Thông báo này nhằm xác định nghĩa vụ của người đang giữ tài sản bảo đảm. Họ phải giao tài sản bảo đảm cho bên ngân hàng để xử lý.
Xử lý tài sản bảo đảm đối với các loại tài sản là khác nhau:
– Trong trường hợp tài sản bảo đảm liên qua đến đất đai, nhà ở, bảo hiểm,… có quy định đặc thù về tài sản bảo đảm và xỷ lý tài sản bảo đảm thì ngân hàng sẽ áp dụng các quy định đặc thù đó. Như đối với việc nhờ định giá tài sản, chuyển nhượng tài sản có đăng ký,…
– Còn các trường hợp khác thì Ngân hàng sẽ dựa trên nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại Bộ luật dân sự và Hợp đồng cho vay để tiến hành quá trình xử lý.
Thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm:
– Ngân hàng sẽ tiến hành việc xử lý tài sản theo Hợp đồng bảo đảm tiền vay đúng như nội dung mà hai bên đã thoả thuận.
Các phương thức xử lý tài sản mà hiện nay các bên có thể lựa chọn, được pháp luật quy định gồm:
+ Bán đấu giá tài sản;
+ Ngân hàng tự bán tài sản;
+ Ngân hàng nhận tài sản thay thế cho việc trả nợ quá hạn của khách hàng.
+ Các phương thức khác mà pháp luật không cấm.
Các thủ tục pháp lý sau cùng:
– Sau khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm, ngân hàng nhận được tiền bán tài sản. Phải so sánh số tiền đó với giá trị phần nghĩa vụ phải thanh toán của khách hàng tính đến thời điểm xử lý xong tài sản bảo đảm.
+ Nếu số tiền có được nhiều hơn số nợ quá hạn bao gồm cả gốc (và lãi) thì số tiền chênh lệch phải được ngân hàng trả lại cho khách hàng.
+ Nếu số tiền có được nhỏ hơn số nợ quá hạn bao gồm cả gốc (và lãi) thì số tiền chưa được thanh toán sẽ được xem là phần vay không có tài sản bảo đảm. Trừ trường hợp trong Hợp đồng bảo đảm tiền vay của hai bên có thoả thuận khác. Khi đó, các nghĩa vụ của khách hàng vẫn được xác định đối với số nợ còn lại chưa được thanh toán. Theo đó, ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng có nợ quá hạn phải tiếp tục thực hiện phần nghĩa vụ đó.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết
– Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công.
– Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.