Khi đến hạn theo sự thỏa thuận của các bên, bên bán sẽ phải có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay. Nếu thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm thì các bên có thể khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Vậy nợ bao nhiêu tiền thì có thể nộp đơn khởi kiện đến tòa án?
Mục lục bài viết
1. Nợ bao nhiêu tiền thì có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án?
Căn cứ theo quy định tại Điều 463 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hợp đồng vay tài sản. Theo đó thì có thể nói, hợp đồng vay tài sản được xem là sự thỏa thuận của các bên dựa trên ý chí tự nguyện phù hợp với quy định của pháp luật, tức là bên cho vay sẽ giao tài sản của mình cho bên vay, khi đến hạn trả theo sự thỏa thuận ban đầu thì bên vay sẽ phải có nghĩa vụ hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại phù hợp với số lượng, phù hợp về chất lượng so với tài sản ban đầu, và chỉ phải trả lãi nếu như các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Như vậy thì có thể nói, bên vay sẽ phải có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn thanh toán theo thỏa thuận của các bên được thể hiện trong hợp đồng vay tài sản. Trong trường hợp người vay có biểu hiện cố tình trốn tránh không trả nợ thì theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người cho vay có quyền khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền, trong trường hợp này sẽ thuộc về tòa án nhân dân cấp huyện. Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định về thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ. Do đó, bên vay hoàn toàn có quyền khởi kiện để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án để giải quyết tranh chấp hợp đồng vay theo thủ tục tố tụng dân sự tại cấp sơ thẩm. Cụ thể, bên cho vay hoàn toàn có quyền khởi kiện dưới hình thức trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện gián tiếp theo đường bưu điện đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú và làm việc để yêu cầu giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Trong trường hợp cho vay hoặc cho mượn được lập thành hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật thì sẽ cần phải chú ý đến thời hiệu khởi kiện. Theo đó, thời hiệu khởi kiện sẽ được quy định cụ thể tại Điều 429 của Bộ luật dân sự năm 2015. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp hợp đồng theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 03 năm, thời hiệu này sẽ được tính kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết về quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi các chủ thể khác. Thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật sẽ không phân biệt việc cho vay có được lập thành hợp đồng bằng văn bản hay không lập hợp đồng bằng văn bản. Dù hoạt động vay đã được xác lập bằng thỏa thuận của các bên thì cũng là một dạng hợp đồng vay tài sản. Cần phải lưu ý, nếu muốn gọi điện đòi nợ thì phải trong thời hạn được phép khởi kiện để nộp đơn khởi kiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Nếu như hết thời hạn khởi kiện thì sẽ mất quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Nói cách khác, khi muốn thu hồi nợ cho người khác vay dưới bất kỳ hình thức nào, mặc dù đã sử dụng nhiều cách thức khác nhau nhưng người vay vẫn không chịu trả và không tự nguyện trả, không chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã thỏa thuận ban đầu, người vay không chịu thanh toán nợ thì bên cho vay hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án nhân dân theo như phân tích nêu trên. Trong trường hợp này thì người cho vay cần phải làm thủ tục đòi nợ theo quy định của pháp luật.
Nhiều người hiện nay đặt ra câu hỏi: Nợ bao nhiêu tiền thì có thể nộp đơn khởi kiện đến tòa án? Theo như phân tích nêu trên thì có thể thấy, pháp luật trong lĩnh vực dân sự hiện nay không có quy định cụ thể về số tiền thiệt hại tối thiểu để có thể thực hiện thủ tục khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Tức là, khi cá nhân và tổ chức biết về quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm thì ngay lập tức có thể nộp đơn khởi kiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp trong hợp đồng vay khi có yêu cầu và khi có nhu cầu. Trong trường hợp này, trước hết thì bên vay và bên cho vay cần phải ngồi lại thỏa thuận với nhau để tìm ra phương hướng và dài, có thể giải quyết mâu thuẫn một cách tốt nhất, nếu như bên vay vẫn cố tình không trả và không có thiện chí thực hiện nghĩa vụ thì bên cho vay có thể tiến hành thủ tục khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dân sự tại cấp sơ thẩm.
2. Thủ tục khởi kiện đòi nợ tại Tòa án:
Căn cứ theo quy định tại Điều 191 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện đòi nợ dân sự. Cụ thể như sau:
Bước 1: Người có nhu cầu khởi kiện đòi nợ tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp theo quy định của pháp luật. Có thể nộp trực tiếp tại tòa án nhân dân hoặc đột thông qua dịch vụ bưu chính. Sau đó bộ phận tiếp nhận đơn tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ phải nhận đơn khởi kiện cho người nộp đơn khởi kiện nộp trực tiếp tại tòa án hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính, sau đó ghi vào sổ nhận đơn. Trong trường hợp tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền nhận đơn khởi kiện bằng hình thức trực tuyến thì tòa án đó sẽ phải in ra bản giấy và sau đó ghi vào sổ nhận đơn theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng hình thức trực tiếp thì tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ phải có trách nhiệm cấp giấy xác nhận đã nhận đơn đưa cho người khởi kiện. Trong trường hợp tòa án nhận đơn thông qua dịch vụ bưu chính thì trong khoảng thời gian 02 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đơn, tòa án sẽ phải gửi thông báo cho người nộp đơn khởi kiện.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đơn khởi kiện theo như phân tích nêu trên, chánh án tòa án sẽ phải phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày phân công, thẩm phán sẽ phải xem xét đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật và ra một trong những quyết định sau đây: Ra quyết định yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung đơn khởi kiện nếu xét thấy đơn khởi kiện đó chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu như xét thấy vụ án đó đáp ứng đầy đủ điều kiện để có thể giải quyết theo thủ tục rút gọn căn cứ theo quy định tại Điều 317 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, tiến hành hoạt động chuyển đổi gói kiện cho tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền và thông báo ngay cho người khởi kiện nếu như xét thấy vụ án đó thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác, trả lại đối với kiện cho người khởi kiện nếu như xét thấy vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
Bước 4: Kết quả xử lý của thẩm phán sẽ được ghi vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện theo quy định của pháp luật. Người khởi kiện hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan sau khi có bản án sơ thẩm nếu xét thấy quyền lợi của mình vẫn bị xâm phạm thì có thể thực hiện hoạt động kháng cáo để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
3. Nội dung chính của đơn khởi kiện đển Tòa án:
Căn cứ theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về hình thức và nội dung của đơn khởi kiện. Theo đó, đơn khởi kiện sẽ phải có các nội dung chính sau đây:
– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật;
– Tên của tòa án nhận đơn khởi kiện để giải quyết vụ việc đó;
– Tên, nơi cư trú, nơi làm việc của người khởi kiện khi người khởi kiện được xác định là cá nhân hoặc trụ sở làm việc của người khởi kiện khi người khởi kiện được xác định là cơ quan và tổ chức, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử theo quy định của pháp luật, trong trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để tòa án liên hệ thì cần phải ghi rõ địa chỉ đó;
– Tên, nơi cư trú, nơi làm việc của người có quyền lợi được bảo vệ là cá nhân, hoặc trụ sở của người có quyền lợi được bảo vệ là cơ quan và tổ chức, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử;
– Tên, nơi làm việc, nơi cư trú của người bị kiện được xác định là cá nhân, hoặc trụ sở làm việc của người bị kiện được xác định là cơ quan và tổ chức, số điện thoại và địa chỉ của thư điện tử, nếu Như trong trường hợp không có nơi cư trú, không có nơi làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì sẽ phải ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
– Tên, nơi cư trú, nơi làm việc của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được xác định là cá nhân, hoặc trụ sở của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được xác định là cơ quan và tổ chức, số điện thoại và địa chỉ của thư điện tử, trong trường hợp không rõ nơi cư trú, nơi làm việc và địa chỉ trụ sở của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì cần phải ghi rõ địa chỉ nơi cư trú hoặc địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đó;
– Quyền lợi hợp pháp của người khởi kiện khi nhận thấy quyền lợi đó bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan;
– Họ tên và địa chỉ của người làm chứng trong trường học có người làm chứng;
– Danh mục tài liệu và chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện đó.
Như vậy có thể nói, khi cá nhân muốn khởi kiện đòi nợ tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền thì trong đơn khởi kiện đòi nợ cần phải bao gồm những nội dung chính nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.