Những yếu tố tác động đến vai trò của Viện kiểm sát trong TTDS. Các yếu tố khách quan, chủ quan, quy định pháp luật, trình độ năng lực ảnh hưởng như thế nào trong công tác tố tụng của Viện kiểm sát.
Mục lục bài viết
1. Yếu tố pháp luật:
Các quy định của pháp luật về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự của Viện kiểm sát là yếu tố tác động tới hiệu quả thực hiện vai trò của Viện kiểm sát. Trải qua các giai đoạn phát triển của đất nước, mặc dù chức năng của VKS đã có sự điều chỉnh: Thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố theo quy định của
Trước năm 2004, phạm vi và quyền hạn của VKS đối với kiểm sát án dân sự sơ thẩm được mở rộng. Theo đó, Viện kiểm sát cấp huyện có quyền khởi tố vụ án dân sự, quyền yêu cầu Tòa án điều tra xác minh hoặc tự mình tiến hành điều tra xác minh nếu thấy cần thiết, có quyền tham gia các phiên tòa sơ thẩm dân sự… Với phạm vi quyền hạn này, VKS cấp huyện có thể thực hiện tốt hơn và có hiệu quả vai trò kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, BLTTDS sửa đổi bổ sung năm 2011 và BLTTDS 2015 dã hạn chế hơn quyền hạn của VKS, đặc biệt là quyền tham gia tố tụng tại phiên tòa. Sự hạn chế này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác kiểm sát án dân sự, do tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự bị thu hẹp, số lượng cán bộ Kiểm sát viên bị giảm thiểu do hạn chế nhu cầu công việc.
Hoạt động chủ yếu của cán bộ, KSV là tiếp nhận thông báo thụ lý, các quyết định bản án do Tòa án chuyển đến sau khi đã giải quyết và có nhiệm vụ nghiên cứu để phát hiện vi phạm, sai lầm của Tòa án khi giải quyết tranh chấp. Vấn đề đặt ra là nếu chỉ kiểm sát thông qua nghiên cứu vụ án bằng việc độc các quyết định, bản án của Tòa án để phát hiện vi phạm khi giải quyết tranh chấp là không khả thi. Việc bãi bỏ quy định về quyền kiểm sát hồ sơ của Tòa án dẫn tới việc hạn chế, thậm chí là giảm đáng kể hiệu quả kiểm sát của VKS đối với công tác kiểm sát án dân sự. Xét cả về lý thuyết và thực tiễn, bản án được ban hành có thể không phản ánh đầy đủ, đúng các tình tiết, sự kiện, chứng cứ có trong hồ sơ, tính chân thực trong lời khai báo, trình bày của đương sự, người làm chứng.
Ngoài ra, việc Tòa án chưa thu thập đầy đủ chứng cứ, tài liệu cần thiết để giải quyết vụ án hoặc không còn khả năng để xác minh, làm rõ hơn tình tiết quan trọng của vụ án, bỏ qua một vài tình tiết có liên quan đến đánh giá, vận dụng pháp luật nội dung… cũng có thể dẫn tới bản án của Tòa án có những sai lầm nghiêm trọng. Nếu chỉ dựa vào bản án, quyết định của Tòa án thì VKS sẽ không đủ căn cứ cần thiết, không đủ dữ liệu tin cậy để phát hiện vi phạm của Tòa án. Trên phương diện cải cách tư pháp, nếu yêu cầu tăng cường vai trò của VKS thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp thì việc hạn chế quyền hạn của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự có thể dẫn tới VKS không thể thực hiện hiệu quả chức năng của mình.
2. Trình độ, năng lực của cán bộ, Kiểm sát viên:
Trình độ năng lực của cán bộ, Kiểm sát viên phụ trách đặc biệt là Kiểm sát viên là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm sát án dân sự. Việc nghiên cứu cho thấy, kiểm sát dân sự là một lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của dân nên đòi hỏi cán bộ làm công tác này phải am hiểu sâu sắc về chính sách pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao động qua từng thời kỳ lịch sử, đồng thời phải nắm vững quy trình thủ tục tố tụng tư pháp. Do vậy, trình độ năng lực của Kiểm sát viên là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng kiểm sát án dân sự, không có sự đầu tư cán bộ bảo đảm năng lực và phẩm chất để thực hiện nhiệm vụ công tác này, bố trí cán bộ mới vào ngành, ít kinh nghiệm hoặc bố trí cán bộ có năng lực hạn chế để làm công tác kiểm sát dân sự thì chất lượng công tác kiểm sát không thể đạt yêu cầu. Ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự.
3. Các yếu tố khác:
Chủ trương cải cách tư pháp của Đảng về chức năng, nhiệm vụ của VKS trong tố tụng dân sự là yếu tố thúc đẩy hoạt động kiểm sát án dân sự của VKS. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mà nội dung cốt lõi chính là sự quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật, đòi hỏi sự tuân theo pháp luật triệt để của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và công dân. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta (bổ sung, phát triển năm 2011) và Báo cáo chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ:
Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân… Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm sát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật, tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường các cơ chế giám sát. Qua sơ kết 03 năm thực hiện
Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động Tòa án, VKS, Cơ quan điều tra khẳng định: “VKSND có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp như hiện nay…”. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X trình đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI yêu cầu phải “bảo đảm tốt hơn các điều kiện để VKSND thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) xác định: VKSND là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Trong hệ thống cơ quan kiểm sát thì
Viện kiểm sát cấp huyện là cơ quan đóng vai trò quan trọng, phần lớn các hoạt động tố tụng dân sự của Tòa án cần phải được kiểm sát là hoạt động tố tụng do Tòa án cấp huyện thực hiện. Nếu thực hiện tốt được khâu kiểm sát tố tụng dân sự tại cấp sơ thẩm này sẽ hạn chế được khối lượng công việc phát sinh ở VKS cấp tỉnh và cấp cao. Vì vậy, đường lối cải cách tư pháp dân sự với định hướng nâng cao hiệu quả kiểm sát hoạt động tư pháp dân sự là yếu tố tạo thêm sức mạnh, động lực và quyết tâm của ngành trong việc tăng cường công tác kiểm sát án dân sự của VKS.