Khi xã hội càng phát triển, các quan hệ xã hội phát sinh dó đó có nhiều vụ án thương mại. Dưới đây là những vụ tranh chấp thương mại nổi tiếng ở Việt Nam.
Mục lục bài viết
- 1 1. Bản án số: 27/2017/KDTM-PT Tranh chấp hợp đồng đầu tư và hợp đồng kinh tế:
- 2 2. Quyết định giám đốc thẩm 11/2013/KDTM-GĐT vụ án kinh doanh thương mại tranh chấp hợp đồng tư vấn đầu tư:
- 3 3. Bản án số: 52/2019/KDTMPT Tranh chấp về quyền sở hữu doanh nghiệp và sở hữu dự án theo hợp đồng liên doanh:
- 4 4. Bản án số: 07/2021/KDTM-PT ngày 12 – 4 – 2021 Về việc tranh chấp hợp đồng dịch vụ:
1. Bản án số: 27/2017/KDTM-PT Tranh chấp hợp đồng đầu tư và hợp đồng kinh tế:
Nội dung vụ án: Công ty LRIL là công ty tại Anh (Nguyên đơn) và Công ty CP VLL (Bị đơn) ký Hợp đồng kinh tế ngày 27-8-2008, về việc hợp tác thành lập một liên doanh là để đầu tư và xây dựng khu đô thị mới NTP. Vốn của liên doanh là 1.344.000.000 đồng, trong đó LRIL sẽ góp 1.008.000.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 75% vốn điều lệ; Công ty CP VLA sẽ góp 336.000.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 25% vốn điều lệ. Ngày 25-9-2008, LRIL và Công ty CP VLA (gọi tắt là Công ty VLA) ký Hợp đồng liên doanh thành lập Công ty TNHH NLQ1 (gọi tắt là NLQ1). Căn cứ thỏa thuận, Công ty VLL đã chuyển 255.744.000.000 đồng cho bị đơn để tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng, do Bị đơn không hoàn thành nghĩa vụ thu xếp để có được chấp thuận quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của các cơ quan hữu quan ở Việt Nam. Do đó, nguyên đơn và Công ty VLL không xác định được diện tích đất mà bị đơn đã bồi thường, giải phóng mặt bằng. Sau đó dự án này đã bị UBND TP. HCM thu hồi giấy chứng nhận đầu tư. Do vậy nguyên đơn đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bị đơn thanh toán số tiền Nguyên đơn đã góp theo Hợp đồng nêu trên.
Bản án Sơ thẩm tuyên: Ghi nhận thỏa thuận của các bên về việc chấm dứt thực hiện Hợp đồng kinh tế ngày 27-8-2008 và Hợp đồng liên doanh ngày 25-9-2008 ký giữa LRIL và Công ty CP VLA. Ghi nhận thiện chí của Công ty CP VLA có trách nhiệm chuyển trả số tiền 255.744.000.000 đồng (hai trăm năm mươi năm tỷ bảy trăm bốn mươi bốn triệu đồng) cho LRIL.
Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn: LRIL phải trả cho Công ty CP VLA tiền phạt vi phạm do không thực hiện một phần hợp đồng là 15.045.120.000 đồng.
Công ty LRIL kháng cáo án sơ thẩm
Nhận định của Tòa án Phúc thẩm: Xét nội dung của L về thời hạn chuyển trả tiền thì thấy: Tại phiên tòa sơ thẩm đại diện cho L không có thỏa thuận hay cam kết gì với Công ty VLA về thời hạn thanh toán số tiền nợ trên. Tòa án cấp sơ thẩm ấn định thời hạn để Công ty VLA trả cho L “…khi dự án đầu tư, xây dựng, phát triển, khai thác bán, cho thuê khu dân cư nhà ở… được đền bù xong và đưa vào kinh doanh thì Công ty VLA ưu tiên trả cho L trước”. Tuyên như án sơ thẩm là trái với ý chí của L vì L không có thỏa thuận nội dung này. Mặt khác, tuyên như vậy không phù hợp với Luật Thi hành án dân sự vì trong quá trình thi hành án các bên có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án. Tòa án không có quyền tuyên thời 15 gian và điều kiện để thi hành án nếu hai bên không có thỏa thuận. Do đó, chấp nhận yêu cầu của L về nội dung này.
Quyết định: 1/Ghi nhân sự thỏa thuận của các bên về việc chấm dứt thực hiện hợp đồng kinh tế ngày 27/8/2008 và hợp đồng liên doanh ngày 25/9/2009 ký giữa LRIL và Công ty CP VLA.
2/ Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn:
Buộc Công ty CP VLA có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền
255.744.000.000 đồng (Hai trăm năm mươi lăm tỷ bảy trăm bốn mươi bốn triệu đồng) cho LRIL.
3/ Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc đòi Công ty CP VLA trả lãi tiền phạt chậm thanh toán số tiền 1.854.144.000 đồng.
2. Quyết định giám đốc thẩm 11/2013/KDTM-GĐT vụ án kinh doanh thương mại tranh chấp hợp đồng tư vấn đầu tư:
Nội dung vụ án: Công ty TNHH IS DONGSEO có trụ sở tại Hàn Quốc (Nguyên đơn) và Công ty Hoàng Lan (Bị đơn) ký kết hợp đồng tư vấn liên quan đến khu đất tại Lô E7, đường Phạm Hùng, Hà Nội mặc dù biết lô đất này đã dược phân cho một số nhà đầu tư khác, phí tư vấn là 1.000.000 USD. Công ty IS DONGSEO đã trực tiếp thanh toán 1.000.000 USD tiền mặt cho Bị đơn theo cam kết. Qúa trình thực hiện hợp đồng, bị đơn không thực hiện được cam kết, kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng mặc dù đã được Nguyên đơn gửi nhiều công văn nhắc nhở. Nguyên đơn đã ra thông báo chấm dứt hợp đồng với Bị đơn và yêu cầu thanh toán nhưng bị đơn không thực hiện. Công ty Dongseo khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết:
– Hủy bỏ Hợp đồng tư vấn đầu tư liên quan đến khu đất tại lô E7, Phạm Hùng, Hà Nội giữa Công ty Ilshin và Công ty Hoàng Lan.
– Buộc Công ty Hoàng Lan hoàn trả 1.000.000 USD và tiền lãi chậm trả.
– Buộc Công ty Hoàng Lan bồi thường thiệt hại vật chất 50.000.000 đồng và 5.400.000 đồng do tổn thất tinh thần.
Tòa án Sơ thẩm tuyên: chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty DONGSEO tuyên Hủy Hợp đồng tư vấn đầu tư ký ngày 28/01/2008 giữa Công ty Hoàng Lan và Công ty ILSHIN; đồng thời, buộc Công ty Hoàng Lan phải hoàn trả cho Công ty DONGSEO 1.000.000 USD và phải chịu tiền lãi chậm trả của số tiền 1.000.000 USD là 20.000 USD (được quy đổi ra VND).
Tòa án Phúc thẩm tuyên: Giữ nguyên bản án Sơ thẩm.
Nhận định của Tòa án Tối cao: Cần làm rõ Công ty DONGSEO chuyển tiền vào Việt Nam đã đúng quy định hay chưa? việc nguyên đơn giao tiền mặt cho bị đơn là đã vi phạm pháp lệnh ngoại hối thì hợp đồng bị vô hiệu do vi phạm quy định của Pháp lệnh ngoại hối và các khoản 1 và 3 Điều 6
Quyết định: Hủy bản án Sơ thẩm và Phúc thẩm. giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
3. Bản án số: 52/2019/KDTMPT Tranh chấp về quyền sở hữu doanh nghiệp và sở hữu dự án theo hợp đồng liên doanh:
Nội dung vụ án: Công ty Công ty cổ phần Phát triển và Kinh doanh N (gọi tắt là HDT) cùng 2 công ty nước ngoài là Công ty P&D và Công ty LVC ký hợp đồng liên doanh thành lập Công ty TNHH Quy hoạch và Phát triển Nhà Việt Nam – Hàn Quốc (gọi tắt là VK H) để thực hiện dự án là Khu nhà ở cao tầng The Mark. Ngày 30/8/2007 UBND TP. Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) về việc thành lập Công ty VK H. Dự án chưa được thực hiện thì P&D và LVC bị Tòa án Hàn Quốc tuyên bố phá sản. Quản tài viên được Tòa án Hàn Quốc chỉ định đã nhân danh Công ty P&D và Công ty LVC, chuyển nhượng toàn bộ vốn của 2 công ty trong Công ty VK H cho Công ty DWS. Cho rằng việc chuyển nhượng phần vốn góp của P&D và LVC cho DWS đã vi phạm thỏa thuận của các bên tại hợp đồng liên doanh và quy định của
Bản án Sơ thẩm tuyên: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty HDT về việc yêu cầu Tòa án không công nhận các
Bản án trên bị Công ty VK H và Công ty DWS kháng cáo.
Nhận định của Tòa án Phúc thẩm: Công ty P&D và Công ty LVC bị tuyên bố phá sản, chuyển nhượng vốn góp nhưng không yêu cầu Công ty VK H mua lại phần vốn góp và cũng không chào bán cho thành viên còn lại là HDT, vi phạm Điều lệ VK.Housing và
Quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty HDT về việc yêu cầu Tòa án không công nhận các hợp đồng chuyển nhượng vốn góp tại Công ty VK H cho DWS. Hủy bỏ các quyết định hành chính liên quan tới thay đổi quyền sở hữu góp vốn tại VK H.
4. Bản án số: 07/2021/KDTM-PT ngày 12 – 4 – 2021 Về việc tranh chấp hợp đồng dịch vụ:
Nội dung vụ án:
Ngày 18/4/2019 Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Con Ong (gọi tắt là Công ty Con Ong ) và Công ty TNHH May Quốc tế Gleeco Việt Nam (gọi tắt là Công ty Gleeco) ký hợp đồng dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa số 1904005. Công ty Con ong đã cung ứng các dịch vụ cho Công ty Gleeco từ tháng 5/2019 đến tháng 10/2019 (cụ thể vận chuyển hàng hóa của Công ty Gleeco từ địa chỉ của Công ty Gleeco đến cảng và ngược lại) theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Công ty Gleeco đã thanh toán tiền cước dịch vụ đến hết tháng 7/2019 và chậm thanh toán số tiền của Tháng 8+9+10/2019 liên quan tới 06 hóa đơn điện tử số 0018020, 0018021, 0020249, 0020250, 0022311 và 0022312 là 941.980.67 đồng (trong đó phí dịch vụ là 889.837.756 đồng, phí chi trả hộ là 52.142.914 đồng. Ngày 10/10/2019 Công ty Gleeco đã trả cho Công ty Con ong 500.000.000 đồng. Nay Công ty Con Ong khởi kiện yêu cầu Công ty Gleeco phải trả số tiền nợ gốc và lãi tính đến ngày 15/8/2020 là 581.003.635 đồng, (trong đó nợ gốc là 539.531.199 đồng, nợ lãi là 41.472.436 đồng (lãi suất 0,03%/ngày)
– Tại Bản án số: 06/2020/KDTM-ST ngày 27/10/2020 của Tòa án nhân dân huyện An Dương, thành phố Hải Phòng đã xử Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Con Ong, buộc: Công ty TNHH May quốc tế Gleeco Việt Nam phải có nghĩa vụ thanh toán cho Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Con Ong số tiền tính đến ngày 15 tháng 8 năm 2020 là 586.533.293 đồng, trong đó nợ gốc 539.531.199 đồng, nợ lãi 47.002.094 đồng
– Ngày 30/11/2020 Công ty TNHH May Quốc tế Gleeco Việt Nam đã có đơn kháng cáo toàn bộ đối với Bản án sơ thẩm yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm bác đơn khởi kiện.
Nhận định của Tòa án:
Việc ký kết hợp đồng là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, các điều khoản của Hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và hai bên đều thừa nhận. Quá trình thực hiện Hợp đồng, nguyên đơn đã cung ứng các dịch vụ giao nhận hàng hóa cho bị đơn từ tháng 5 đến tháng 10/2019. Nguyên đơn đã chi trả phí dịch vụ (tiền cước dịch vụ và phí chi trả hộ) cho bị đơn từ tháng 5/2019 đến tháng 10/2019. Từ tháng 5 đến tháng 7/2019 bị đơn đã thanh toán xong. Số tiền phí dịch vụ của tháng 8,9,10/2019, nguyên đơn đã phát hành hóa đơn điện tử gửi tới bị đơn là số 0018020 ngày 31/8/2019, 0018021 ngày 31/8/2019, 0020249 ngày 30/9/2019, 0020250 ngày 30/9/2019, 0022311 ngày 31/10/2019 và 0022312 ngày 31/10/2019; kèm bảng kê chi tiết thì số tiền Cước phí giao nhận, vận chuyển, Phí chi hộ Công ty Gleeco phải trả cho nguyên đơn là 941.980.670 đồng (trong đó có 889.837.756 đồng là phí giao nhận, vận chuyển, 52.142.914 đồng là phí chi trả hộ). Bị đơn xác nhận đã nhận được các hóa đơn này và không có ý kiến về số tiền ghi trên các hóa đơn.
Trong quá trình tố tụng, nguyên đơn, bị đơn cùng xác nhận: Ngày 10/10/2019 bị đơn thanh toán cho nguyên đơn 500.000.000 đồng và được trừ vào tiền nợ tháng 7/2019 là 97.550.529 đồng, còn lại 402.449.471 đồng trừ vào phí dịch vụ tháng 8/2019. Số tiền nợ còn lại của tháng 8+9+10/2019 bị đơn chưa thanh toán là 539.531.199 đồng (trong đó phí dịch vụ là 487.388.285 đồng và phí chi trả hộ là 52.142.914 đồng).
– Số tiền lãi chậm trả tính từ ngày 01/11/2019 đến ngày 15/8/2020; cụ thể: 41.472.436 đồng (của T8,9,10 với lãi suất thỏa thuận tại phiên tòa sơ thẩm là 0,03%)
– Đối với các hóa đơn số 0018020, 0018021, 0020249 và 0020250 mà nguyên đơn phát hàng sai theo quy định của Bộ tài chính; các hóa đơn dịch vụ phí chi trả hộ tháng 10/2020 Công ty Gleeco chưa nhận được mà chỉ nhận được bảng kê số tiền phí chi trả hộ của tháng 10/2019. Bảng kê số tiền phí chi trả hộ của tháng 10/2019 là 11.350.000 đồng bị đơn đã nhận được. Tại tòa cấp sơ thẩm nguyên đơn đã cung cấp đầy đủ hóa đơn phí trả hộ tháng 10/2019 phù hợp với số tiền ghi trong bảng kê.
Tòa án nhân dân quyết định:
Không chấp nhận kháng cáo của Công ty TNHH May Quốc tế Gleeco Việt Nam. Giữ nguyên Bản án sơ thẩm số 06/2020/KDTM-ST ngày 27 tháng 10 năm 2020, Quyết định sửa chữa bổ sung Bản án sơ thẩm số 02/2020/QĐ-SCBSBA ngày 17/11/2020 của Tòa án nhân dân huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, cụ thể như sau: Buộc Công ty TNHH May quốc tế Gleeco Việt Nam phải có nghĩa vụ thanh toán cho Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Con Ong số tiền tính đến ngày 15 tháng 8 năm 2020 là 581.003.635 đồng (Năm trăm tám mươi mốt triệu không trăm không ba nghìn sáu trăm ba mươi lăm đồng), trong đó nợ gốc 539.531.199 đồng, nợ lãi 41.472.436 đồng.