Phát triển giao thông là một trong những mục tiêu quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế ở các quốc gia nói chung. Vì vậy, văn hóa khi tham gia giao thông đóng vai trò rất quan trọng, nó thể hiện cách nhìn nhận, ý thức của người dân. Do đó, dưới đây là những lưu ý việc nên làm và không nên làm khi tham gia giao thông đối với tất cả mọi người.
Mục lục bài viết
1. Những việc nên làm khi tham gia giao thông:
Giao thông với cấu trúc đường xá rất phức tạp điều này sẽ khiến người tham gia giao thông gặp khó khăn trong việc di chuyển. Dưới đây là những tips mà người tham gia giao thông nên làm khi điều khiển phương tiện:
– Tìm hiểu và nhận thức đúng đắn về luật giao thông
– Tuân thủ luật giao thông và chỉ dẫn của lực lượng chức năng
– Khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm bảo đảm chất lượng và cài quay đúng quy cách.
– Giữ khoảng cách an toàn với xe đi trước
– Tránh đi vào điểm mù của xe ô tô cỡ lớn
– Nhường đường cho xe ưu tiên
– Sang đường đúng cách, nhìn trước nhìn sau
– Sử dụng gương chiếu hậu, đèn tín hiệu và đèn pha đúng cách
– Giảm tốc độ khi đến ngã tư, ngã ba, khúc cua, ngã rẽ
– Hãy tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông, để thể hiện mình là người có văn hóa giao thông.
2. Những việc không nên làm khi tham gia giao thông:
Bên cạnh đó, người tham gia giao thông phải tránh và tuyệt đối không làm những điều sau để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác:
– Không uống rượu, uống bia khi tham gia giao thông
– Không sử dụng điện thoại hoặc làm các việc khác gây mất tập trung khi lái xe
– Không chạy quá tốc độ quy định và phóng nhanh, vượt ẩu khi lái xe.
– Không mang ô, mang dù khi tham gia giao thông
– Không vượt đèn đỏ
– Không trở quá số người quy định
3. Đối tượng tham gia giao thông theo quy định của pháp luật Việt Nam:
3.1. Đối với người tham gia giao thông:
Khoản 22 Điều 3 Luật giao thông 2008 quy định rằng: ” Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.”
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải đảm bảo đủ điều kiện quy định tại điều 58, 59, 60 của Luật Giao thông đường bộ.
Điều 58 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông:
” Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Điều 59 quy định về giấy phép lái xe:
“Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.
Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.
Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
b) Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
c) Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
d) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;
đ) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;
e) Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;
g) Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.
Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký cam kết công nhận giấy phép lái xe của nhau.”
Điều 60 quy định về tuổi, sức khỏe củ người lái xe:
“Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.”
3.2. Đối với các phương tiện tham gia giao thông:
Theo quy định tại khoản 21 Điều 3 Luật này thì các phương tiện sau đây được phép lưu hành trên đường bộ: “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.”
Theo đó:
– Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ
– Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
– Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
– Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
4. Pháp luật liên quan đến tham gia giao thông:
– Luật giao thông đường bộ 2008
– Nghị định 14/2022/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông tần số vô tuyến điện công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và NĐ 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020.
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.
– Nghị quyết số 88/ NĐ – CP về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông