Những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án? Nguyên tắc hòa giải, đối thoại tại Tòa án?
Hòa giải và đối thoại tại Tòa án là một trong những vấn đề hiện nay có ý nghĩa rất lớn để giải quyết vụ việc dân sự, hành chính. hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải thự hiện dựa trên quy định của pháp luật. Bên cạnh đõ cũng có những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Vậy trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm những trường hợp nào theo quy định. Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý: Luật hòa giải đối thoại tại Tòa án 2020
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Căn cứ theo quy định tại điều 3.Nguyên tắc hòa giải, đối thoại tại Tòa án Luật hòa giải đối thoại tại Tòa án 2020 quy định:
” Điều 3. Nguyên tắc hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Các bên tham gia hòa giải, đối thoại (sau đây gọi là các bên) phải tự nguyện hòa giải, đối thoại.
2. Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận, thống nhất của các bên; không được ép buộc các bên thỏa thuận, thống nhất trái với ý chí của họ.
3. Bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
4. Nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
5. Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải, đối thoại phải được giữ bí mật theo quy định tại Điều 4 của Luật này.
6. Phương thức hòa giải, đối thoại được tiến hành linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm của mỗi loại vụ việc.
7. Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại độc lập và tuân theo pháp luật.
8. Tiếng nói và chữ viết dùng trong hòa giải, đối thoại là tiếng Việt. Người tham gia hòa giải, đối thoại có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này họ có thể tự bố trí hoặc đề nghị Hòa giải viên bố trí phiên dịch cho mình.”
Người tham gia hòa giải, đối thoại là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại và họ cũng được coi là người phiên dịch.
9. Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong hòa giải, đối thoại.
Như trên chúng ta có thể thấy hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc này, mục đích của việc thực hiện nhũng nguyên tắc này đó là để có thể tiên hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án hiệu quả, đúng quy dịnh và hòa giải, đối thoại tại Tòa án hợp pháp.
Căn cứ theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm của tòa án ở đây sẽ được phân theo các cấp. đầu tiên đó là
Qua các quy định trên có thể thấy rằng hòa giải theo luật hòa giải và đối thoại tại Tòa án vẫn có một số nội dung được dẫn chiếu và xem xét điều chỉnh bởi quy định của bộ luật tố tụng dân sự. Trong đó có việc xác định thẩm quyền của Tòa án để tiến hành hòa giải vẫn phải thực hiện theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự và việc quy định này đồng thời cũng đã giới hạn chủ thể tham gia hòa giải theo luật hòa giải và đối thoại tại Tòa án chỉ có thể là người khởi kiện và người bị kiện (khi Tòa án chưa thụ lý vụ án nhưng tranh chấp đó vẫn phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự . Nói cách khác, các chủ thể có phát sinh tranh chấp nhưng không làm đơn khởi kiện ra Tòa án thì không thể là các bên trong quan hệ hòa giải thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hòa giải và đối thoại tại Tòa án.
Kết luận: Hiện nay đất nước đang trong thời kì hội nhập và phát triển chúng ta thấy rằng hòa giải, đối thoại đóng vai trò đặc biệt quan trọng, việc hòa giải là nhu cầu và đòi hỏi của xã hội để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong đời sống. Với cách thức thân thiện, đồng thuận trên nguyên tắc chia sẻ, cảm thông, hòa giải, đối thoại góp phần tích cực để có thể hàn gắn những mâu thuẫn, rạn nứt, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, ngăn ngừa các tranh chấp trong tương lai, tạo sự đồng thuận, xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Hòa giải thành, đối thoại thành giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các tranh chấp mà không phải mở phiên tòa xét xử; kết quả hòa giải thành, đối thoại thành phần lớn được các bên tự nguyện thi hành; vụ việc không phải trải qua thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm theo quy định của các luật tố tụng; tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các bên liên quan và Nhà nước; hạn chế tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc trong dư luận.
2. Những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Căn cứ theo quy định tại điều 19. Những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án Luật hòa giải đối thoại tại Tòa án 2020 quy định:
1. Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
2. Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
3. Người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì có lý do chính đáng.
4. Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
5. Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại.
6. Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy như trên pháp luật đã co những quy định cụ thể về ” bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước” chúng ta có thể hiểu trường hợp này không tiến hành hòa giải và đối thoại tại Tòa Án vì trách nhiệm bồi thường của Nhà nước về bản chất là trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại đối với những trường hợp cụ thể trên thực tế và hành vi gây thiệt hại ở đây được hiểu là thiệt hại thực tế mà người bị thiệt hại gánh chịu phải bắt nguồn từ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ. Nếu trường hợp một vụ việc có hành vi trái pháp luật, có thiệt hại thực tế phát sinh nhưng thiệt hại đó không bắt nguồn từ hành vi trái pháp luât, thì cũng không phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Thứ hai, Căn cứ theo khoản 2 điều 19 như trên trường hợp này cũng không được tiến hành hòa giải vì là trường hợp giao dịch dân sự không có hiệu lực không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong giao dịch do có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội thế nên không thể tiến hành hòa giải.
Thứ ba, hòa giải phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật những như trên chúng ta có thể thấy trường hợp này không tuân thủ theo quy định của pháp luât, Ngoài yếu tố tự nguyện thỏa thuận của các đương sự thì việc tòa án hòa giải còn phải thỏa mãn các điều kiện tuân thủ đúng trình tự, thủ tục hòa giải và tuân thủ về phạm vi hòa giải theo pháp luật quy định; nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội. Tuy nhiện ở quy định tại khoản 3 như trên không tuân thủ đúng quy định về trình tự nên Tòa án sẽ không tiến hành hòa giải và đối thoại.
Thứ tư, căn cứ theo quy định tại khoản 4 đối với tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự thì mặc nhiên người không nhận thức được hanh vi thì không thể đưa ra thỏa thuận và họ rất dễ bị ảnh hưởng tới quyền và lợi ích. Thế nên không thể tiến hành hòa giải.
Thứ năm, trường hợp các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại, có thể thấy đây là nội dung thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng quyền của các bên trong hòa giải dân sự và thông qua đó tôn trọng quyền thỏa thuận dân sự và tính chất của giải quyết việc dân sự. Ngoài ra còn những trường hợp cụ thể khác.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.