Khái quát về quy định về bổ nhiệm công chứng viên? Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên?
Trên tình hình thực tế hiện nay thì vấn đề các cá nhân, cơ quan, tổ chức đem các loại giấy tờ, văn bản giao hoặc các loại hợp đồng giao dịch trong dân sự của mình đến các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc chứng nhận tính xác thực và tính hợp pháp. Thì những người tham gia vào quá trình xác thực tính chính xác và tính hợp pháp của các loại văn bản được in và lập ra từ bản chính hoặc thực hiện chứng thực chữ ký của người có thẩm quyền ra quyết định trong các văn bản, công văn giấy tờ thì được nhận định chung là việc công chứng theo như quy định của pháp luật hiện hành thì được thực hiện bởi người hành nghề công chứng viên. Bên cạnh đó thì pháp luật này cũng đưa ra các quy định về tiêu chuẩn và điều kiện để một cá nhân có thể thực hiện việc hành nghề công chứng của mình thông qua quá trình bổ nhiệm của cơ quan có tẩm quyền.
Tuy nhiên, ngoài việc các cá nhân muốn trở thành công chứng viên đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên và việc cá nhân cần phải thực hiện thủ tục bổ nhiệm công chứng viên thì cá nhận này không thuộc các trường hợp mà pháp luật không được bổ nhiệm. Vậy, theo như quy định của pháp luật công chứng viên hiện hành đã quy định về những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên như thế nào? Để giải đáp các thắc mắc trên, trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên theo
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý: Luật Công chứng năm 2014.
1. Khái quát về quy định về bổ nhiệm công chứng viên
Đối với những hoạt động công chứng, chứng thực thì chắc chắn sẽ được thực hiện bởi các chủ thể mà những chủ thể này được nhắc đến là những công chứng viên. Trên cơ sở quy định của pháp luật công chứng thì những công chứng viên họ được coi là cốt lõi, lực lượng chủ chốt của việc cung ứng dịch vụ công chứng, chứng thực trong hệ thống tư pháp Việt Nam. Bởi vì hoạt động công chứng chứng thực là một trong các hoạt động liên quan đến pháp lý cao do đó, để cá nhân có thể trở thành một công chứng viên thì cá nhân đó phải đáp ứng đủ điều kiện và tiêu chuẩn được quy định tại Điều 8, Luật Công chứng 2014:
“Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
a) Có bằng cử nhân luật;
b) Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
c) Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
d) Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
đ) Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng”.
Như vậy, từ quy định vừa được nêu ra ta có thẻ khẳng định một điều rằng khi cá nhân đã đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn mà pháp luật công chứng quy định vừa nêu thì mới có thể trở thành công chứng viên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Sau khi cá nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tiêu trí vừa được nêu ra thì cá nhân này có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên.
Đồng thời, cá nhân phải dựa trên quy định tại Điều 12, Khoản 1, Luật Công chứng 2014 để thực hiện việc bổ nhiệm công chứng viên. Như đã nhận định từ trước đó là việc ngành công chứng có liên quan mật thiết đến các vấn đề về pháp lý hay là tính đúng sai của sự việc và các giấy tờ có giá trị nhân thân hoặc giá trị tài sản, có thể gây ra các hậu quả vô cùng to lớn đến những người có giấy tờ công chứng và các bên có liên quan. Chính vì điểm liên quan này mà việc bổ nhiệm một công chứng viên cần phải tuân thủ các quy định về điều kiện và tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt mà pháp luật công chứng hiện hành quy định để có một người công chứng viên theo như tiêu chuẩn mà pháp luật hiện hành đã quy định.
2. Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên
Trên cơ sở kế thừa những quy định phù hợp về công chứng viên của Luật công chứng năm 2006 và sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về tiêu chuẩn công chứng viên hay các quy định việc đào tạo và tập sự hành nghề công chứng hay các quy định của pháp luật này về vấn đề bổ nhiệm, miễn nhiệm và tạm đình chỉ hành nghề công chứng, quyền và nghĩa vụ của công chứng viên thì Luật Công chứng năm 2014 đã kế thừa và được sửa đổi theo hướng nâng cao tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên, quy định chặt chẽ hơn về đào tạo, tập sự hành nghề công chứng, làm rõ quyền và nghĩa vụ của công chứng viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động công chứng. Chính vì lẽ đó, mà theo như quy định của Luật công chứng hiện hành đã có những quy định khắt khe hơn trong việc bổ nhiệm công chứng viên. Điều này được nhận thấy điển hình là việc pháp luật quy định về những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên. Và cụ thể nó đã được quy định tại Điều 13 Luật Công chứng 2014 như sau:
Thứ nhất, những cá nhân không được bổ nhiệm công chứng viên khi đang là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.
– Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự được xác định là những người phạm tội theo như quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội mà bản thân những người đã thực hiện. Hay nói cách khác là những người này đang bị hoặc đã bị áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự qua các giai đoạn từ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đến điều tra, truy tố và xét xử để buộc người đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi ấy, tức là phải chịu hình phạt.
– Còn đối với những người bị kết án được định nghĩa dưới góc độ pháp lý đó là người bị Toà án kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật. Do đó, khi bản án kết tội của Toà án có hiệu lực pháp luật thì người bị kết tội được coi là người bị kết án.
Như vậy, không chỉ riêng việc bổ nhiệm công chứng viên mà đối với các hoạt động bổ nhiệm, xét tuyển công chức , viên chức, cán bộ khác mà pháp luật quy định cũng thường thấy các nội dung liên quan đến việc những người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án thường là những người có nhân thân không tốt và không thể giữ các vị trí quan trọng và có liên quan đến sự trung thực, công khai mình bạch mà pháp luật nước ta quy định
Thứ hai, những cá nhân không được bổ nhiệm công chứng viên khi đang là người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.
Thứ ba, những cá nhân không được bổ nhiệm công chứng viên khi đang là người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Hạn chế năng lực hành vi dân sự là Tình trạng chủ thể quan hệ pháp luật dân sự không thể tự mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Đối với những đối tượng thuộc vào trường hợp này thì không có đủ khả năng để điều khiển hành vi của mình và không thể tự mình đưa ra các phán quyết và nhận định trong việc hành nghề công chứng theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ tư, những cá nhân không được bổ nhiệm công chứng viên khi đang là cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.
Thứ năm, những cá nhân không được bổ nhiệm công chứng viên khi đang là người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trên cơ sở quy định tại Khoản 2, Điều 2,
Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là những người đang bị áp dụng các biện pháp tước hoặc hạn chế tự do do cơ quan hành chính quyết định áp dụng đối với cá nhân chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc là những cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo trình tự, thủ tục hành chính nhằm đích giáo dục và răn đen. Đối với những đối tượng này sẽ không có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn để có thểm được bổ nhiệm hành nghề công chứng. Và điều đặc biệt hơn là những đối tượng này không có phẩm chất đạo đức tốt để có thể thực hiện các hoạt động liên quan đến pháp lý.