Giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền đạt các tri thức đến cho học sinh. Giáo viên phải là người có năng lực truyền cảm hứng và giảng dạy tốt thì học sinh mới học giỏi được. Dưới đây là 8 tố chất cơ bản để giúp bạn trở thành một giáo viên giỏi, mẫu mực. Mời các bạn cùng theo dõi.
Mục lục bài viết
- 1 1. Có niềm đam mê và nhiệt huyết:
- 2 2. Chuẩn bị bài học kỹ trước khi lên lớp:
- 3 3. Học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp:
- 4 4. Quan tâm đến bản thân nhiều hơn:
- 5 5. Có tính sáng tạo và ham hiểu biết:
- 6 6. Tính cách hài hước:
- 7 7. Dạy học chuyên nghiệp, công bằng, nói “không” với thiên vị:
- 8 8. Sẵn sàng đối mặt với thử thách:
1. Có niềm đam mê và nhiệt huyết:
Đam mê là một quá trình để trải nghiệm, khi bạn đã trải qua một quá trình trong đời sống thực tiễn với một công việc trong một khoảng thời gian nhất định, cảm thấy có sự hứng thú, yêu thích công việc đó và mong muốn được theo đuổi công việc đó cho đến cùng cho dù có phải chấp nhận hy sinh đánh đổi nhiều thứ ở trong cuộc sống thì đó được là đam mê.
Khi làm bất kỳ một ngành nghề gì đi chăng nữa cũng cần phải có niềm đam mê và nghề giáo viên cũng vậy. Đam mê đó chính là tố chất cơ bản mà một người giáo viên cần phải có, biết cách đam mê với công việc của chính mình thì cũng sẽ biết cách đam mê với nhiều thứ khác: học sinh, việc học tập, chuyên ngành mà họ chọn giảng dạy, phương pháp giảng dạy, kĩ năng sư phạm,…
Họ mang sự nhiệt huyết vô tận đến với lớp học và thổi sự hào hứng vào trong quá trình học tập. Tuy nhiên, sẽ rất khó có thể duy trì niềm đam mê cao độ của bản thân trong suốt quá trình theo đuổi sự nghiệp, những người giáo viên giỏi sẽ luôn biết cách tạo niềm vui, niềm hạnh phúc, sự hào hứng, hứng thú cho mình trong công việc dạy học. Mỗi sáng bước đến lớp học sinh có thể yên tâm rằng giáo viên của họ luôn sẵn sàng với tinh thần phấn chấn, có khả năng giúp chúng tập trung và hứng thú trong việc học, khiến cho tiết học trở nên thú vị hơn.
2. Chuẩn bị bài học kỹ trước khi lên lớp:
Chuẩn bị bài học kỹ trước khi lên lớp là điều vô cùng cần thiết đối với một người giáo viên. Việc làm này không chỉ có sự chuẩn bị về tinh thần thoải mái mà còn cần có sự chuẩn bị tốt cả phần giáo trình bài học. Ghi nhớ rõ ràng mọi ngõ ngách có trong bài giảng ngày hôm đó người giáo viên có thể tự tin đứng trên lớp, giúp học sinh học hết được chương trình bài học mà trong thời gian dạy học có hạn.
Việc phải lên kế hoạch trước khi lên lớp giảng dạy sẽ giúp cho bạn có thể diễn giảng bài giảng mạch lạc, rõ ràng không bị ngắt quãng và quỹ thời gian có trên lớp sẽ được bạn khai thác một cách hợp lý từ đó làm tăng hiệu quả dạy và học giữa học sinh và giáo viên, đồng thời giúp giáo viên tự tin hơn khi đến lớp học giảng bài.
3. Học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp:
Cho dù cả tuổi trẻ của bạn đã dạy học gắn bó với nghề giáo viên nhưng cũng đừng vì thế mà bạn coi thường kinh nghiệm của những người đồng nghiệp khác. Dù các đồng nghiệp của bạn tuy ít tuổi hơn bạn nhưng họ vẫn có trong mình những kinh nghiệm dạy học rất đáng để bạn học hỏi. Không phải bất cứ người nào khuyên nhủ bạn điều gì thì bạn cũng sẽ có thể áp dụng vào được trong lớp học của mình và đôi lúc bạn không đồng tình với quan điểm, ý kiến kinh nghiệm của những người khác. Nhưng không vì vậy mà bạn bỏ qua khi đồng nghiệp của bạn trải lòng về quá trình dạy học của họ. Bạn hãy tiếp thu những kinh nghiệm về việc giảng dạy của những người giáo viên đồng nghiệp của mình vì biết đâu rằng chính họ đã được đào tạo bài bản hơn bạn và họ có những tri thức hợp với thời đại hơn bạn.
4. Quan tâm đến bản thân nhiều hơn:
Việc quan tâm đến bản thân tưởng chừng nghe thì dễ dàng nhưng điều đó còn phụ thuộc vào cách bạn đối phó với những căng thẳng, stress trong cuộc sống. Bạn hãy để bản thân nghỉ ngơi đầy đủ và giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái. Đi ngủ đúng giờ cũng sẽ giúp cho bạn cải thiện được các vấn đề về sức khỏe của bạn.
Trong mỗi chúng ta ai cũng đều có cảm giác khó chịu, bực bội, mất tập trung và lừ đừ mỗi khi đứng lên lớp khi mệt mỏi. Không chỉ có một ngủ đủ mà một giấc ngủ ngon cũng có vai trò rất quan trọng. Khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ, bạn hãy tắt hết tất cả thiết bị điện tử do màn hình sáng là nguyên nhân chính dẫn đến giấc ngủ của bạn trở nên kém chất lượng. Tránh ăn vặt vào đêm khuya và hạn chế hút thuốc. Nếu như bạn đã thực hiện được gần hết tất cả những điều này, thì hãy thực hiện thêm các mục tiêu tiếp theo.
5. Có tính sáng tạo và ham hiểu biết:
Những người giáo viên giỏi có năng lực thật sự sẽ chấp nhận sự năng động mà việc giảng dạy trong lớp học vốn đã có và họ không cố gắng vật lộn lại với nó. Họ sẽ tự mình khám phá những điều tạo ra hứng thú cho các đối tượng học sinh và biên soạn ra các khóa học có tính sáng tạo nhằm có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu, mục đích riêng. Người giáo viên giỏi sẽ tạo ra được sự khác biệt trong lối sống của học sinh thông qua cách tư duy cởi mở và không ngần ngại khi sử dụng các loại kỹ thuật mới. Thay vì vùi mình trong sự mệt mỏi hoặc sự bực bội, khó chịu ở trong quá trình dạy học, các nhà giáo dục lại đón nhận những điều mà mình chưa biết trước được trong mỗi năm học bởi họ áp dụng thường xuyên các kỹ năng giải quyết các vấn đề sáng tạo theo định hướng tích cực.
6. Tính cách hài hước:
Tính cách hài hước có thể là cách truyền đạt đến cho học sinh hiệu quả những điều mà đôi khi những cách khác sẽ không thể nào đạt được. Khi cả thầy và trò đều đã hiểu về nhau thì việc trêu chọc, vui đùa lẫn nhau là điều có thể chấp nhận được. Chỉ nên vui đùa chứ không được tuyệt đối giễu cợt hay tỏ ra châm chọc học sinh. Chính vì thế, hãy luôn mỉm cười với học sinh thậm chí có thể là nở nụ cười với chính bản thân bạn, điều đó cũng đủ giúp cho bạn tạo được thiện cảm đối với các học trò của mình.
Trong cuộc đời đi dạy của một người giáo viên, không có ngày nào giống với ngày nào cả. Vì vậy, những giáo viên giỏi thường sẽ bắt đầu một ngày mới với một tâm trạng thoải mái, cởi mở và cảm quan có tính hài hước. Điều này giúp họ không dễ bị cảm thấy chán nản bởi những chướng ngại vật có trên đường hoặc những trục trặc trong công việc, cho dù đó là những vấn đề lớn hay nhỏ. Với vô số những yếu tố làm cho người giáo viên bị ảnh hưởng họ luôn can đảm sẵn sàng linh hoạt mỗi khi thấy cần thiết, với một nụ cười tràn đầy tự tin.
7. Dạy học chuyên nghiệp, công bằng, nói “không” với thiên vị:
Không có học sinh hư, chỉ có người giáo viên tồi. Câu hỏi đặt ra là Người giáo viên có vai trò gì? Đôi khi bạn có thể thấy rằng có một vài học sinh học có khả năng học tập rất chậm chạp, thiếu đi độ tập trung trong học tập hoặc quá nghịch ngợm, nhưng điều đó không đồng nghĩa rằng giáo viên không thể chỉnh đốn được bạn học sinh này (trừ các trường hợp có liên quan đến vấn đề bệnh lý) chỉ cần bạn có sự nghiêm túc với nghề giáo, kiên nhẫn và bình tĩnh thì chắc chắn bạn có thể cảm hóa mọi học trò của mình.
Mặt khác, nếu bạn thiên vị quá mức một học sinh nào đó thì cũng là việc không thể nào chấp nhận được của một người giáo viên. Trong lớp học không nên phân chia giai cấp khi thầy cô giáo gọi em học sinh này là ngoan quá còn em học sinh kia hư quá hay em học sinh này dốt còn em kia thì giỏi… Mỗi học sinh, đều có thế mạnh riêng của bản thân và đều có thể xuất sắc theo cách riêng của chính mình. Do đó không thiên vị với ai cả mà hãy công bằng, dạy dỗ học sinh bằng tất cả khả năng của mình.
Để trở thành một người giáo viên giỏi, việc đối xử với học sinh một cách công bằng trong bất kỳ hoàn cảnh nào là điều vô cùng quan trọng. Khi học sinh đã có sự than phiền về bạn đối xử với học sinh này thiên vị hơn so với học sinh khác thì sẽ khiến bạn không chỉ mất đi sự tôn trọng của học sinh dành cho mình mà còn mất đi sự tín nhiệm đến từ phía ban giám hiệu nhà trường.
8. Sẵn sàng đối mặt với thử thách:
Giáo viên phải phấn đấu giúp cho học sinh đạt được mục tiêu trong học tập. Khi bạn đã xác định trở thành một người giáo viên, trước hết bạn nên chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, đặc biệt phải luôn giữ cho mình sự tập trung, tỉnh táo để có thể hoàn thành tốt các mục tiêu ngắn hạn cũng như các mục tiêu dài hạn. Bên cạnh đó, giáo viên cần phải chấp nhận đối mặt những khó khăn trong quá trình giảng dạy và hãy coi đó là một phần gắn bó với mình trong suốt cuộc đời của người giáo viên. Người giáo viên có sự tận tâm, tận tụy góp phần tác động tích cực và chính món quà vô cùng to lớn đối với các em học sinh.