Giấy nhận nợ không rõ ràng nội dung thì có đủ căn cứ để khời kiện ra tòa hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Sự việc của mẹ tôi như sau: Trước kia mẹ tôi có mượn bà A 100 triệu bằng giấy viết tay có ghi nội dung mượn: “Nhung (mẹ tôi) có mượn 100 triệu, năm tháng trả lại”. Sau đó thực tế mẹ tôi có trả tổng số tiền là 97 triệu trong đó 10 triệu là có chứng từ, còn 87 triệu do tin tưởng nên lúc trả mẹ tôi chỉ ghi trên sổ bà A (bà A đã giấu sổ này đi). Bây giờ, tòa buộc mẹ tôi phải trả 90 triệu cho bà A (đã trừ 10 triệu có giấy tờ hợp lệ). Lúc mẹ tôi nhận nợ là ghi trên 1 tờ giấy, còn lúc trả nợ là ghi trên 1 tờ giấy khác. Bây giờ bà A sữa lại tờ giấy nhận nợ của mẹ tôi là 130 triệu và kiện lên tòa và sau đó không hiểu tại sao bà A không kiện 130 triệu nữa mà chỉ kiện 100 triệu. Vậy kính thưa luật sư,
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trong trường hợp người mẹ của ban đã vay tiền của bà A nhưng chỉ viết tay có ghi nội dung mượn: “Nhung (mẹ tôi) có mượn 100 triệu, năm tháng trả lại” mà không có giấy tờ chứng minh nào khác cho việc vay tiền đó là một thiếu sót rất lớn gây ảnh hưởng tới quyền lợị khi có sự cố xảy ra. Cụ thể ở đây là bây giờ, tòa buộc mẹ bạn phải trả 90 triệu cho bà A (đã trừ 10 triệu có giấy tờ hợp lệ) trong khi lúc mẹ bạn nhận nợ là ghi trên 1 tờ giấy, còn lúc trả nợ là ghi trên 1 tờ giấy khác. Bây giờ bà A sữa lại tờ giấy nhận nợ của mẹ tôi là 130 triệu và kiện lên tòa và sau đó không hiểu tại sao bà A không kiện 130 triệu nữa mà chỉ kiện 100 triệu.
Bởi vì nếu như khi vụ kiện đưa ra trước pháp luật thì đòi hỏi bên khởi kiện bà A ra Tòa phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh để đưa đến Tòa yêu cầu
Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”
Nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản cơ bản như : thông tin về bên vay và bên cho vay; quyền và nghĩa vụ của bên vay với bên cho vay ; số tiền vay; thời hạn trả nợ v.v… các điều khoản khác các bên có thể tiến hành thỏa thuận thêm miễn là pháp luật không cấm. Đây là một nguồn chứng cứ quan trọng để bạn có thể nộp cho Tòa khi xảy ra trường hợp bà A khai khống số tiền mẹ bạn vay và số tiền mẹ bạn đã trả mà vấn đề này chịu sự điều chỉnh của pháp luật tố tụng.
>>> Luật sư
Theo quy định tại khoản 1 điều 84 BLTTDS thì trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự này của bạn thì bạn có nghĩa vụ nộp chứng cứ cho Tòa án, nếu bạn không nộp hoặc không nộp đầy đủ chứng cứ cho Tòa án thì bạn phải chịu mọi hậu quả pháp lý vì đã không nộp hoặc không nộp đầy đủ đó.
Như vậy, áp dụng vaò các điều trên thì khi tòa án tòa buộc mẹ bạn phải trả tiền cho bà A thì Tòa án buộc mẹ tôi phải trả 90 triệu là chưa đủ căn cứ của pháp luật.