Những rủi ro pháp lý đối với cá nhân tham gia hụi, họ. Những người tham gia hụi, họ vướng phải những rủi ro pháp lý mà không biết?
Hụi (hay còn gọi là họ, biêu, phường) là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Thời gian gần đây, tình trạng lợi dụng chơi hụi để giật hụi, bỏ hụi xảy ra thường xuyên, gây mất an ninh trật tự, làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích chính đáng của những người chơi hụi; có những vụ giật hụi số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng.
Hụi là một hình thức huy động vốn theo kiểu quan hệ vay mượn tài sản (chủ yếu là tiền) trước rồi trả sau, giữa một nhóm người với nhau. Chơi hụi khá phổ biến trong xã hội và đã có từ rất lâu mà người ta hay nói là “chơi” hụi. Khi chơi hụi tất cả những người tham gia với nhau sẽ tập hợp thành một “dây hụi”, mỗi thành viên là một “hụi viên”, người đứng ra tổ chức, điều hành, quản lý và thu tiền gọi là “chủ hụi” và tạm xem đây là một hình thức có lợi, nhưng cũng rất rủi ro qua mô hình chơi hụi. Nếu nhìn theo phương diện tích cực, có thể nói về bản chất việc chơi hụi tạo điều kiện để các cá nhân có thể có được một số tiền lớn vay từ những người cùng tham gia, thay vì phải đi vay của ngân hàng, lại không cần thủ tục phiền phức. Hình thức góp, trả cũng đơn giản, nhẹ nhàng, thuận tiện. Giao dịch này được hình thành trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện của một nhóm người tập hợp lại với nhau góp vốn thông qua chủ hụi để giao lại cho một người và đóng lại hụi theo quy định. Việc chơi hụi được pháp luật thừa nhận và bảo vệ theo quy định của Điều 479 “Bộ luật dân sự năm 2015” và quy định tại Nghị định số 144/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2006 về họ, hụi, biêu, phường.
>>> Luật sư
Tuy nhiên, chơi hụi lại có rủi ro khá lớn, một số rủi ro có thể kể đến như sau:
– Các thành viên cùng tham gia dây hụi hoàn toàn mang tính tin tưởng nhau là chính mà không có tài sản thế chấp, bảo đảm. Vì vậy, trường hợp chủ hụi hoặc người cầm tiền chốt hụi lợi dụng sự tin tưởng của các thành viên còn lại để cầm khoản tiền này chạy trốn thì người bị ảnh hưởng lợi ích trực tiếp là các thành viên, nếu có bắt được người bỏ trốn đó thì dù có ra Tòa và có phán quyết của Tòa thì cũng khó lấy lại tiền được, nhất là với những trường hợp chơi hụi lớn.
– Trong trường hợp một thành viên không chịu góp tiền hụi, có thể chủ hụi sẽ phải áp dụng các biện pháp ép thành viên này góp tiền. Nếu vẫn không có tác dụng có thể người chủ hụi phải bỏ tiền vào thay cho người này, trường hợp chủ hụi không có khả năng góp tiền thay thì có thể dẫn đến vỡ hụi và người chủ hụi phải bỏ trốn vì không có tiền để trả.
– Ngoài ra, việc lợi dùng hình thức hụi để lừa đảo những người nhẹ dạ cả tin cũng là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay.
Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng, nên cảnh giác tối đa với các trường hợp mời gọi chơi hụi mà không có thông tin đầy đủ, chỉ tham gia trong các trường hợp hiểu rõ về các thành viên hoặc việc chơi hụi với quy mô không quá lớn, phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân. Một vấn đề cần lưu ý nữa là dù tham gia hụi do tin tưởng thì cũng nên làm các giấy tờ, chứng cứ để nếu có tranh chấp xảy ra, việc giải quyết sẽ dễ dàng hơn. Khi xảy ra tranh chấp về hụi, các bên nên chủ động chấm dứt dây hụi, thương lượng, hòa giải với nhau, có thể lập thành bản thỏa thuận mới theo hướng chốt nợ, đưa ra thời điểm trả nợ… Nếu không hòa giải, thương lượng với nhau được thì người bị thiệt hại nên khởi kiện ra