Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà cả người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Vậy những loại hợp đồng lao động nào không phải đóng BHXH?
Mục lục bài viết
1. Những loại hợp đồng lao động nào không phải đóng BHXH?
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà cả người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 2 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội quy định về những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là Người lao động là công dân Việt Nam, bao gồm có:
– Người mà làm việc theo
– Người mà làm việc theo
– Người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà có thời hạn từ đủ 03 tháng cho đến dưới 12 tháng (lưu ý rằng, từ khi Bộ luật Lao động 2019 bắt đầu có hiệu lực thì không ghi nhận về hợp đồng thời vụ).
– Người làm việc theo hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với chính người đại diện theo pháp luật của người đang dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người mà làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng cho đến dưới 03 tháng.
Theo các quy định về các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động thuộc công dân Việt Nam vừa nêu thì nếu người lao động mà làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì cả người lao động và người sử dụng lao động sẽ không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Ngoài ra, Bộ luật Lao động còn quy định về hợp đồng thử việc, tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thử việc như sau:
– Cả người sử dụng lao động và người lao động có thể tiến hành việc thỏa thuận nội dung thử việc ghi ở trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
– Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm có thời gian thử việc và nội dung sau:
+ Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động ở bên phía người sử dụng lao động;
+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ của Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động ở bên phía người lao động;
+ Các công việc và địa điểm làm việc;
+ Mức lương theo công việc hoặc theo chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác nếu có;
+ Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi;
+ Trang bị các bảo hộ lao động cho người lao động.
– Không áp dụng thử việc đối với người lao động mà giao kết hợp đồng lao động có thời hạn là dưới 01 tháng.
Tuy nhiên, pháp luật chỉ quy định những đối tượng tham gia trong hợp đồng lao động đã kể ở trên mới thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, còn đối tượng tham gia
Thêm nữa, Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình, Điều này quy định như sau:
– Người sử dụng lao động phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động là người giúp việc gia đình.
– Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình sẽ do cả hai bên thỏa thuận. Một bên hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải thực hiện báo trước ít nhất 15 ngày.
– Cả hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, về kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.
Điều 163 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình, bao gồm các nghĩa vụ sau:
– Thực hiện đầy đủ những thỏa thuận đã được giao kết trong hợp đồng lao động.
– Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo đúng các quy định của pháp luật để người lao động chủ động trong tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
– Phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.
– Bố trí chỗ ăn, chỗ ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận.
– Tạo các cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.
– Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc trở về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Theo các quy định trên thì người sử dụng lao động phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động là người giúp việc gia đình và phải trả cho người giúp việc gia đình các khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo đúng các quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Như vậy, có thể khẳng định được rằng đối tượng thực hiện hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động là người giúp việc gia đình không phải đóng BHXH bắt buộc.
Qua tất cả các phân tích trên thì những loại hợp đồng lao động sau không phải đóng BHXH bắt buộc:
– Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
– Hợp đồng thử việc.
– Hợp đồng giúp việc gia đình.
2. Làm việc theo hợp đồng lao động không phải đóng BHXH có được cộng thêm tiền:
Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, Điều này quy định tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
– Người sử dụng lao động và cả người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
– Người lao động được hưởng những chế độ theo đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
– Khuyến khích những người sử dụng lao động và người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.
– Trong thời gian người lao động nghỉ việc có hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì thời gian đó người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
– Đối với người lao động không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì khi đó người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho những người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động thực hiện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho những người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo quy định trên thì đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khi đó người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức mà người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động theo đúng các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không phải đóng BHXH thì sẽ được người sử dụng lao động chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền động tương đương với mức mà người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động theo đúng các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Xử phạt doanh nghiệp không thuộc trường hợp không phải đóng BHXH nhưng không đóng BHXH cho người lao động:
Theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội, cả người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia BHXH bắt buộc khi thuộc những trường hợp bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Căn cứ Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì người lao động và người sử dụng lao động sẽ bị phạt như sau khi không tham gia BHXH bắt buộc:
– Đối với người lao động: khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc nhưng có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
– Đối với người sử dụng lao động:
+ Điểm c khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 12% đến 15% của tổng số tiền người sử dụng lao động phải đóng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng khi người sử dụng lao động đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm.
+ Khoản 6 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 18% đến 20% của tổng số tiền người sử dụng lao động phải đóng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng khi người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm cho toàn bộ người lao động.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội;
– Bộ luật Lao động 2019.