Nhân tố Phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật? Chất lượng dịch vụ du lịch:? Tài nguyên du lịch? Phát triển đào tạo nguồn nhân lực? Sự tham gia của cộng đồng:
Phát triển du lịch bền vững là một nhu cầu của các quốc gia trong phát triển dịch vụ. Với nước ta, các nhu cầu đó cũng đang được thúc đẩy trong các tiếp cận nền kinh tế mới. Và phải đặc biệt quan tâm, điều chỉnh các yếu tố gây nên ảnh hưởng. Hướng đến tìm kiếm các lợi thế hay giá trị tiềm năng. Thúc đẩy du lịch phát triển trong chiến lược dài hạn, phản ánh tính chất bền vững. Đây là nhiệm vụ đặt ra cho tất cả các chủ thể tham gia trong nền kinh tế. Từ các sở ban ngành, các doanh nghiệp đến cá nhân.
Căn cứ pháp lý: Luật Du lịch Việt nam năm 2017.
Luật sư
Khoản 14 Điều 3 về Giải thích từ ngữ trong Luật Du lịch Việt Nam 2017:
“Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế – xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.”
Như vậy các yêu cầu được đặt ra bên cạnh cả những nhân tố có mối liên hệ mật thiết.
Mục lục bài viết
1. Phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật:
Du lịch là những chuyến đi là trải nghiệm. Do đó mà không thể kể đến các thuận lợi và nét cộng hưởng cần thiết từ cơ sở hạ tầng. Bao gồm hệ thống đường xá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện… Khi cơ sở hạ tầng hiện đại, các chuyến đi được thực hiện dễ dàng hơn. Đảm bảo cho du khách tiếp cận dễ dàng với các điểm du lịch, trong hệ thống hành trình được xây dựng. Thỏa mãn được nhu cầu thông tin liên lạc và các nhu cầu khác trong chuyến đi.
Hệ thống giao thông đảm bảo cho tính chất an toàn, tiện nghi. Cung cấp dịch vụ vận tải với chi phí ngày càng rẻ, tăng tốc độ vận chuyển, tiết kiệm được thời gian đi lại. Kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch và đi tận đến cả các nơi xa xôi. Với thời gian cho trải nghiệm càng nhiều thay vì dành quá nhiều thời gian trong di chuyển. Đảm bảo cho các lộ trình được triển khai đúng với kế hoạch. Đặc biệt khi chuyến du lịch phải thuận tiện thỏa mái nhất, thay vì các mệt mỏi do đường dài hay thời gian chờ đợi quá lâu.
Cuối cùng đều là hướng đến đảm bảo tốt nhất nhu cầu cho khách hàng. Trong xu hướng phát triển những hàng hóa hay dịch vụ trong xu hướng phát triển và hiện đại hơn. Khi đó, các năng lực trực tiếp hay gián tiếp đều tác động đến tính năng và tiện ích của các công trình. Vừa đáp ứng cho du lịch, vừa phục vụ cho các nhu cầu khác trong phát triển kinh tế, xã hội. Việc thực hiện thúc đẩy cho hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của con người nhằm khai thác các giá trị tài nguyên du lịch. Tạo nên tính đa dạng, phong phú và hấp dẫn của dịch vụ du lịch. Bởi vậy có thể nói rằng việc thúc đẩy các hệ thống cơ sở này phát triển cũng đông thời mang đến các tiềm năng cho phát triển du lịch.
2. Chất lượng dịch vụ du lịch:
Chất lượng của bất cứ ngành nghề nào cũng cần được đảm bảo. Mang đến những sản phẩm tốt nhất hướng đến khách hàng. Và du lịch là một ngành dịch vụ, các nhu cầu trong chất lượng cũng không ngoại lệ. Chất lượng không phản ánh trong các nhận thức của bên cung ứng. Mà đến từ những cảm nhận của người tận hưởng và trực tiếp trải nghiệm. Nói cách khác chất lượng được đánh giá đến từ vị trí của khách hàng. Khi đó, họ sẽ có những so sánh để tìm kiếm những bên có cung ứng tốt nhất cho trải nghiệm của họ.
Các chất lượng dịch vụ du lịch cung cấp cần được phải được phản ánh với yêu cầu tối thiểu của ngành Dịch vụ lữ hành. Đảm bảo cho những trải nghiệm và đánh giá tích cực trong tận hưởng dịch vụ. Bên cạnh các lợi ích cung cấp khác nhau của các doanh nghiệp. Tạo nên các lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Mang đến nguồn khách hàng tiềm năng ổn định và lâu dài cho doanh nghiệp mình. Tóm lại, các chất lượng được đo lường bởi sự mong đợi và nhận định của khách hàng.
Chất lượng phản ánh các giá trị trong thương hiệu, tạo nên uy tín của đơn vị kinh doanh dịch vụ. Cũng đưa ra nhận định chung đối với ngành du lịch hay đánh giá địa phương nơi có chuyến du lịch. Tức là mang đến các phản ánh chung, đánh giá chung khi họ là người từ nơi khác đến. Nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ quảng bá được hình ảnh du lịch địa phương, quốc gia và trực tiếp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch. Tạo năng lực cạnh tranh cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, từ đó giúp du lịch phát triển bền vững. Kích thích các nhu cầu chi tiêu cao hơn, đặc biệt từ các hoạt động du lịch quốc tế.
3. Tài nguyên du lịch:
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2017: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.”.
Tài nguyên du lịch mang đến nguồn lực quan trọng cho sản phẩm du lịch. Được xem là điều kiện hay yếu tố đầu vào quan trọng cho hoạt động du lịch được tổ chức. Tài nguyên được khai thác kết hợp với quản lý hiệu quả mang đến phát triển bền vững cho du lịch. Các tài nguyên cũng mang đến các hình dung ban đầu trong xác định định hướng, mục tiêu phát triển. Lựa chọn sản phẩm du lịch đặc trưng, xác định các giải pháp phát triển du lịch. Từ các kết hợp trong các yếu tố khác đảm bảo tính khả thi và bền vững. Từ đó đem đến hiệu quả kinh tế – xã hội tương ứng.
Các quy mô, tính chất của thiên nhiên cũng cần được cải tạo phù hợp. Đảm bảo cho các giá trị phản ánh theo thời gian. Trở thành điểm hấp dẫn, thu hút du khách, giúp mở rộng và phát triển thị trường du lịch.
4. Phát triển đào tạo nguồn nhân lực:
Trình độ tổ chức quản lý:
Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng quy hoạch ngành Du lịch. Mang đến những định hướng trong mục tiêu chiến lược. Để từ đó có sự đầu tư theo lộ trình, phân bổ nguồn lực hợp lý cho từng giai đoạn, lựa chọn phát triển đúng hướng các dự án đầu tư. Cũng như mang đến các xác định hướng phát triển đúng đắn, các nhiệm vụ cần thực hiện. Qua đó mà cần xác định các tiềm năng hay lợi thế cho các giai đoạn áp dụng khác nhau. Tạo cơ sở hạ tầng thu hút đầu tư phát triển du lịch. Trong các quyết định chi ngân sách cho các hoạt động đầu tư phát triển lâu dài và ổn định. Tập trung vào công tác thông tin, tuyên truyền, mang đến thông tin cung cấp cho các đối tượng liên quan.
Làm việc với các đơn vị phối hợp, với các doanh nghiệp làm việc trực tiếp trong ngành du lịch. Cân đối mọi nguồn lực để hướng sự phát triển của du lịch đạt đến các mục tiêu bền vững. Đảm bảo vai trò trong xây dựng chiến lược và thực hiện tính chất quản lý. Đường lối phát triển du lịch nằm trong đường lối phát triển chung về phát triển kinh tế – xã hội. Bởi tính chất trong phân bố lại nguồn tài chính hay tìm kiếm các giá trị mới cho nền kinh tế. Từ đó mà tạo ra giá trị, bởi du lịch cũng chính là hình thức kinh doanh dịch vụ trong nền kinh tế.
Nguồn nhân lực thực hiện nghề nghiệp:
Nguồn nhân lực trong tổ chức quản lý hay triển khai trực tiếp các cung ứng dịch vụ du lịch. Bởi yếu tố con người mang đến các điều khiển với ngành dịch vụ trong chiến lược và kế hoạch. Trong đó nguồn nhân lực phải đảm bảo với năng lực, trình độ hay kinh nghiệm. Bên cạnh thái độ và kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng phản ánh trong cảm nhận của du khách.
Với nhu cầu trong phát triển tiềm năng của ngành nghề, các thu hút từ nguồn nhân lực cũng mang đến hiệu quả nhất định. Quan trọng nhất phải kể đến là tính chuyên nghiệp trong xử lý tình huống phát sinh. Tư duy nhanh nhạy hay sử dụng ngoại ngữ thành thạo,…
5. Sự tham gia của cộng đồng:
Cư dân địa phương:
Mang các phản ánh trong lối sống và tính cách của người dân địa phương. Cũng phản ánh cho nét đẹp văn hóa và nét đẹp lao động ở khu vực đó. Họ vừa trực tiếp vừa gián tiếp tác động đến phát triển du lịch. Trực tiếp khi đóng vai trò chính trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. Bảo đảm tính bền vững về sử dụng nguồn lực phục vụ cho hoạt động du lịch. Hướng đến phản ánh cho các giá trị lịch sử và văn hóa, bên cạnh nét đẹp gìn giữ và cải tạo thiên nhiên.
Tác động gián tiếp phản ánh giữa người dân địa phương với du khách. Khi đó, du khách có những đánh giá với những người mà họ gặp, mang nhận định cho tính cách của người dân khi vực đó. Cần phải thiết lập, duy trì mối quan hệ cộng đồng dân cư trong quá trình triển khai hoạt động du lịch. Mang đến sự hài lòng đối với du khách.
Khách du lịch:
Là người tiêu dùng và chi trả cho việc tiêu dùng sản phẩm du lịch, tạo thu nhập cho du lịch. Thúc đẩy kinh doanh, sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Khi các nhu cầu này càng tăng, xu hướng thúc đẩy sản xuất cũng được phản ánh.
Các cơ sở kinh doanh du lịch:
Khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch. Tác động đến tài nguyên du lịch, đến môi trường tự nhiên – xã hội. Cần sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên và các nguồn lực du lịch. Đóng góp các lợi ích cho cộng đồng, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.