Người có quyền kháng cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự là gì? Người có quyền kháng cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự tên tiếng Anh là gì? Quy định về người có quyền kháng cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự?
Sau khi bản án, hoặc quyết định của
– Cơ sở pháp lý:
+
+ Nghị quyết số 05/2015/NĐ- HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư ” xét xử phúc thẩm” của Bộ luật hình sự
1. Người có quyền kháng cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự là gì?
Người có quyền kháng cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự là những người được Bộ luật tố tụng hình sự quy định có quyền kháng cáo khi họ không đồng ý với những phán quyết, quyết định của Toà án và yêu cầu cấp trên xem xét, xét xử lại theo trình tự phúc thẩm.
Những người có quyền kháng cáo đều là những người có liên quan đến vụ án. Quy định này thể hiện tính nhân đạo và dân chủ trong tố tụng hình sự nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi vụ án được xét xử tại tòa phúc thẩm.
2. Người có quyền kháng cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự tên tiếng Anh là gì?
Người có quyền kháng cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự tên tiếng Anh là: “Right to appeal “
3. Quy định về người có quyền kháng cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự
– Người có quyền kháng cáo được quy định tại Điều 331 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, như sau:
” Điều 331. Người có quyền kháng cáo
1. Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
2. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
3. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
6. Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.”
– Theo đó, bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự, vì bị cáo là người bị buộc tội và phải chấp hành quyết định của bản án, quyết định của Tòa án nên bị cáo có quyền kháng cáo đối với toàn bộ bản án sơ thẩm như: về tội danh, điều khoản Bộ luật hình sự, tình tiết tăng năng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, hình phạt chính và hình phạt bổ sung, xử lý vật chứng, án phí…. nếu bị cáo không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm mà Tòa án đã tuyên.
– Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Cũng như bị cáo, thì bị hại cũng có quyền kháng cáo quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Tòa án. Nếu người bị hại có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự không ó nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần thì họ phải tự mình thực hiện quyền kháng cáo; Nếu người bị hại chưa thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần thì người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm người bị hại.
– Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Do lợi ích của nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự chỉ liên quan đến việc bồi thường thiệt thiệt hại, nên họ chỉ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. Quyền kháng cáo của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có thể do họ hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền lợi của họ thực hiện. Nếu nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự là người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần thì người đại diện hợp pháp hoặc người người bảo vệ quyền lợi của họ cũng có quyền kháng cáo đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
– Người được tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo phần bản án sơ thẩm về lý do đã tuyên họ vô tội, nếu thấy lý do tòa án nêu là không đúng với thực tế khách quan, xâm hại danh dự, uy tín và nhân phẩm của họ.
– Căn cứ theo Nghị quyết số 05/2015/NĐ- HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư ” xét xử phúc thẩm” của Bộ luật hình sự
Tại Mục 1 Chương I Nghị quyết này quy định như sau:
– Chủ thể có quyền kháng cáo và giới hạn của việc kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm được xác định như sau:
+ Bị cáo, người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật) của bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
+ Người bào chữa cho bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích cho bị cáo.
+ Người bị hại, người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật) của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết hoặc trong trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo hoặc theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Trong trường hợp người bị hại chỉ kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại, thì họ có thể uỷ quyền cho người khác. Người được ủy quyền có các quyền và nghĩa vụ như người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự.
+Trong trường hợp người bị hại chết mà có từ hai người trở lên đều là người đại diện hợp pháp của người bị hại (ví dụ cha, mẹ, vợ và con thành niên của người bị hại) thì phân biệt như sau:
– Trường hợp trong quá trình điều tra, truy tố hoặc tại phiên tòa sơ thẩm những người này đã đồng ý cử một người trong số họ thay mặt họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của người bị hại (sự đồng ý này có thể được thể hiện trong văn bản riêng hoặc trong lời khai của họ), thì sau khi xét xử sơ thẩm những người này vẫn có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Việc kháng cáo có thể do từng người thực hiện hoặc có thể cử một người trong số họ thay mặt họ thực hiện.
– Trường hợp trong quá trình điều tra, truy tố hoặc tại phiên tòa sơ thẩm những người này chưa cử ai trong số họ thay mặt họ làm người đại diện hợp pháp của người bị hại, mà người đại diện hợp pháp của người bị hại chỉ do một hoặc một số người trong số họ tự nhận, nếu sau khi xét xử sơ thẩm có người trong số những người chưa cử người đại diện có đơn với nội dung khiếu nại bản án sơ thẩm hoặc xin xét xử phúc thẩm vụ án thì xử lý như sau:
+ Nếu nội dung đơn của họ phù hợp với nội dung kháng cáo của người đại diện hợp pháp đã tham gia tố tụng, thì Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận để xét xử phúc thẩm theo thủ tục chung;
+ Nếu nội dung đơn của họ không phù hợp với nội dung kháng cáo của người đại diện hợp pháp đã tham gia tố tụng hoặc người đại diện hợp pháp đã tham gia tố tụng không kháng cáo và trong vụ án còn có những người tham gia tố tụng khác kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị, thì khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án hoặc quyết định sơ thẩm về phần có liên quan mà họ có khiếu nại hoặc xin xét xử phúc thẩm vụ án để điều tra lại hoặc xét xử sơ thẩm lại do vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng (chưa đưa họ vào tham gia tố tụng khi quyền, lợi ích của họ xung đột với quyền, lợi ích của người đại diện hợp pháp đã tham gia tố tụng);
+ Nếu trong vụ án không có ai kháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị, thì đơn của họ được coi là đơn khiếu nại đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Trong trường hợp này bản án hoặc quyết định sơ thẩm sẽ được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm.
+ Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền) có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền) có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
+ Người bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
+ Người được Tòa án tuyên bố là không có tội có quyền kháng cáo phần lý do của bản án sơ thẩm đã tuyên là họ không có tội.